Sài Gòn nhộn nhịp, tấp nập lại đông dân cư khiến cho cuộc sống mưu sinh chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt đối với nhiều người lớn tuổi, đôi khi họ chấp nhận vất vả nhưng đổi lại số tiền kiếm được không đáng bao nhiêu.
Mới đây, tài khoản mạng có tên Huỳnh Thị Trúc Ly đã đăng tải đoạn clip ghi lại cuộc trò chuyện giữa cô với một cụ ông bán chè ở Sài Gòn. Ở độ tuổi lẽ ra nên được con cháu chăm lo, phụng dưỡng, ông lại phải đứng ở góc đường mỗi ngày để bán hàng mưu sinh.
Hình ảnh cụ ông đứng nơi ngã tư mỗi tối để bán chè kiếm tiền sinh hoạt. (Ảnh: Huỳnh Thị Trúc Ly)
Trúc Ly chia sẻ, tình cờ đi qua đoạn giao Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Đình Chiểu, cô thấy cụ ông đứng một mình nơi ngã tư. Sau khi lặng lẽ quan sát, Trúc Ly quyết định lại gần hỏi thăm.
Chia sẻ trên trang cá nhân, Trúc Ly cho biết, khi ông nói chỉ còn 2 ly chè chưa bán được, cô bạn đã mừng thầm vì ông đắt hàng. Thế nhưng hóa ra mỗi ngày ông chỉ nấu bán tổng cộng 9 ly vì không có ai mua. Đứng suốt 6 tiếng nhưng vẫn còn chè, ông cứ lặng lẽ đứng đợi khách đến khi nào hết mới về.
Cụ ông đượm buồn khi nhắc đến người vợ đã ra đi hơn 3 năm rưỡi của mình. (Ảnh: Huỳnh Thị Trúc Ly)
Cụ ông bán chè ở ngã tư Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Đình Chiểu. (Clip: @lyly19911)
Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình, ông cố gắng vừa nói vừa cười, nhưng nhìn qua ánh mắt có thể thấy được sự đượm buồn trong đó: “Xui quá, vợ tôi không còn nữa rồi. Ngày nào cũng nghĩ tới, nhìn di ảnh là khóc.” – ông nói.
Ông cũng cho biết thêm, mỗi ly chè được bán với giá 15.000 đồng. Bán hết 9 ly thì cũng chỉ lãi được 20.000 – 30.000 đồng. Vì thế mà trên chiếc xe máy cũ, bên cạnh thùng chè, ông còn dựng thêm cây treo vài món đồ chơi để bán thêm.
Có thiện cảm với cụ ông gương mặt hiền từ cũng như xúc động trước hoàn cảnh khó khăn mà Trúc Ly đã quyết định mua nốt số chè còn lại cũng như rất nhiều món đồ chơi khác để ông có thể về nhà sớm.
Một cốc chè không đáng bao nhiêu tiền nhưng ông tốn rất nhiều thời gian vẫn chưa bán hết. (Ảnh: Huỳnh Thị Trúc Ly)
Đoạn clip sau khi đăng tải được một khoảng thời gian ngắn cũng đã thu hút đến hơn 2,1 triệu lượt xem. Rất nhiều người sau đó đã đã kêu gọi người thân, bạn bè đến nơi cụ ông hay đứng bán để mua chè và đồ chơi ủng hộ hoặc quyên góp tiền cho ông.
Một số người không thể đến trực tiếp cũng đã chuyển khoản, nhờ chủ đoạn clip gửi gắm tấm lòng, giúp đỡ cho ông bán chè. Dù chưa có thống kê con số chính thức nhưng số tiền đến thời điểm này cũng đã khá lớn.
Rất nhiều người đã gửi tiền quyên góp cho cụ ông. (Ảnh: Chụp màn hình FB Huỳnh Thị Trúc Ly)
Dân tình còn rủ nhau đến nơi ông bán chè để mua ủng hộ. (Ảnh: Chụp màn hình @lyly19911)
- Chè đậu xanh của ông vừa ngon, vừa mát. Thay vì bỏ gần trăm nghìn mua 1 cốc trà sữa thì mọi người có thể giúp được ông rất nhiều với số tiền đó rồi.
- Nhìn dòng người cứ tấp nập qua lại, ông gần như không được chú ý gì đến. Hi vọng sau clip này mọi người có thể ủng hộ mua hàng của ông nhiều hơn.
- Vẫn còn có quá nhiều người khó khăn mà nếu không nhờ những clip thế này thật khó mà biết đến được. Mong là ông sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ để cuộc sống bớt khó khăn hơn.
- Vậy là giờ ông đang ở một mình ạ? Nhìn những người lớn tuổi vẫn phải vất vả mưu sinh thực sự không cầm được nước mắt.
Thế mới thấy, không phải ai cũng may mắn có được cuộc sống đủ đầy, không lo đến cái ăn, cái mặc. Chỉ mong rằng, sau khi được nhiều người biết đến, cụ ông sẽ nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ kịp thời để vơi đi nỗi trăn trở mưu sinh.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
CỤ ÔNG GÁNH HÀNG NẶNG 70KG MỖI NGÀY NUÔI VỢ BỊ BỆNH
Cách đây ít lâu, trên mạng xã hội đã xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một ông cụ đã già nhưng hàng ngày vẫn gánh hàng nặng, leo từng bậc thang lên núi mưu sinh. Chủ đoạn clip tiết lộ, vợ của ông đang bị bệnh nằm viện nên dù đã ngoài 70 tuổi, ông phải gánh trên vai số hàng lên đến 70kg lên đỉnh chùa Đồng - Yên Tử kiếm tiền.
Rất nhiều người đi lại xung quanh đều nhìn ông với ánh mắt thương cảm, xót xa vì tuổi cao sức yếu mà ông vẫn phải cực nhọc mưu sinh. Không ít cư dân mạng cũng đã kêu gọi sự giúp đỡ để ông và vợ có cuộc sống tốt hơn. Có người còn nghẹn lòng bởi nhìn cụ ông mà nhớ đến bố, người cũng từng chịu bao vất vả để nuôi con khôn lớn.