Theo thông tin từ mạng xã hội, các nơi tại thang máy tòa nhà G.P - nơi xảy ra vụ việc nữ sinh bị sàm sỡ đều đã dán những tờ cảnh báo về đối tượng này. Tuy nhiên theo ghi nhận chính xác tại tòa nhà thì không có bất kỳ hình ảnh hay sự từ chối phục vụ nào diễn ra sau vụ việc trên.
Liên quan đến vụ nữ sinh P.H.V. (20 tuổi) bị sàm sỡ trong thang máy chung cư tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, Công an quận Thanh Xuân cho biết, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với đối tượng Đỗ Mạnh Hùng (SN 1982, quê Hải Phòng), đối tượng có hành vi “cưỡng hôn” nữ sinh trên.
Theo đó, Đỗ Mạnh Hùng bị xử phạt về hành vi “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”, quy định điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP (mức phạt đối với hành vi này là từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng). Đỗ Mạnh Hùng bị lập biên bản xử phạt với số tiền 200 nghìn đồng.
Số tiền 200 nghìn đồng sau đó bỗng dưng trở thành trào lưu của mạng xã hội. Khắp nơi đều có những hình ảnh gắn liền với số tiền 200. "Cay cú" thay cho sự việc trong đoạn clip cô gái bị cưỡng hôn trong thang máy, dân mạng sau đó đã có một màn trả thù cho cô gái này .
Các thang máy, tòa nhà ở trước chung cứ ngập tràn hình ảnh người đàn ông - nhân vật chính trong clip "sàm sỡ, cưỡng hôn" cô gái với lời cảnh báo: "Không cho vào dự án vì hành vi quấy rối (biến thái)".
Trào lưu "bỏ túi 200 nghìn khi đi thang máy" sau đó cũng trở thành trào lưu hot trên mạng xã hội chế giễu hành động đáng xấu hổ của người đàn ông trong thang máy.
"Tên biến thái này tốt nhất nên bị cấm cửa ở mọi nơi không lại đi làm hại người khác nữa", tài khoản T.H viết.
Nam thanh niên để sẵn 200 nghìn trong túi khi đi thang máy
"Anh ơi, từ nay chưa được phép mà tự ý hôn thì tự giác đưa em 200 nghìn luôn nhé", một tài khoản bình luận.
"Phải in ảnh dán khắp thành phố để từ nay những kẻ nào có ý định thì chừa đi", tài khoản T.H chia sẻ.
Đỗ Mạnh Hùng còn khiến dân mạng bị "ám ảnh" bởi chiếc áo sơ mi kẻ sọc "huyền thoại" mà thanh niên này mặc trong đoạn clip sàm sỡ cô gái, nhiều tài khoản sau đó đã mạnh dạn rao bán chiếc áo sơ mi tương tự với giá 200 nghìn đồng.
Theo thông tin từ mạng xã hội, các nơi tại thang máy tòa nhà G.P - nơi xảy ra vụ việc nữ sinh bị sàm sỡ đều đã dán những tờ cảnh báo về đối tượng này. Tuy nhiên theo ghi nhận chính xác tại tòa nhà thì không có bất kỳ hình ảnh hay sự từ chối phục vụ nào diễn ra sau vụ việc trên.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn luật sư Hà Nội cho biết, "Việc cư dân dán giấy với nội dung nhắc nhở nhau cảnh giác là nên làm, đây cũng là hành động bình thường, không vi phạm pháp luật. Ở những nơi công cộng xuất hiện những kẻ trộm cắp hoặc trêu ghẹo phụ nữ, người dân vẫn thường công khai hình ảnh các đối tượng để chú ý cảnh giác, không nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm".
Luật sư Thơm cũng cho biết thêm, "Nếu toàn thể cư dân tòa nhà không chấp nhận việc đối tượng H. xuất hiện trong chung cư thì ban quản lý cũng không có quyền đuổi đối tượng đi. Hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng đã bị xử lý, tuy nhiên quyền cư trú của đối tượng vẫn được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên khi đã bị toàn thể cư dân tòa nhà phản đối thì sẽ rất khó để đối tượng tiếp tục ở lại tòa nhà này".
Tuy nhiên, nhiều luật sư cũng khuyến cáo người dân việc chế ảnh trên mạng xã hội về đối tượng cảnh báo này nên tránh để bị kẻ xấu lợi dụng trả thù cá nhân đối với đối tượng.
Luật sư Thơm cho biết thêm, trong khi nhiều người không chấp nhận sự xuất hiện của đối tượng này tại tòa nhà thì ban quản lý cũng không có quyền đuổi đối tượng đi. "Hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng đã bị xử lý, quyền cư trú của đối tượng vẫn được pháp luật bảo vệ", Luật sự Thơm thông tin thêm.
Chưa kể, những hình ảnh về đối tượng này xuất hiện khắp các trang mạng một phần sẽ khiến chị V - nạn nhân bị cưỡng hôn, sàm sỡ không quên được vụ việc này khi trước đó chị V từng cho biết bản thân "muốn sự việc êm xui và chị sớm ổn định cuộc sống".
Như vậy, mặc dù hành động dán hình cảnh báo đối tượng nguy hiểm là được phép nhưng với những "chiêu trò" ăn theo như cầm theo tờ 200 nghìn vào thang máy hay rao bán chiếc áo giống đối tượng mặc,... dường như cộng đồng mạng đã đùa "hơi quá trớn". Mọi việc chỉ nên dừng lại ở sự cảnh báo, nhắc nhở lẫn nhau thì có lẽ sẽ tốt hơn là đem nỗi đau của người khác ra làm trò đùa. Còn bạn, bạn nghĩ ra sao về sự việc trên?
Như chúng tôi đã thông tin, khoảng 22h15 ngày 4/3, chị P.H.V (20 tuổi, sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội) cùng một người bạn vào thang máy lên căn hộ trên tầng 21 tòa chung cư trên đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thời điểm bước vào trong thang, ngoài bạn của chị còn gã đàn ông mặc áo kẻ sọc caro bước phía sau, bên trong có một người đàn ông khác. Bạn chị V. bước ra ở tầng 9, người đàn ông trung niên cũng rời khỏi thang ở tầng 17. Khi bên trong chỉ còn 2 người, gã đàn ông mặc áo caro quay sang nói chuyện với chị. "Ban đầu hắn hỏi rồi xin số điện thoại làm quen, tôi không muốn cho nên trả lời đã có chồng con. Thang máy chạy đến tầng 19, hắn không bước ra mà chặn cửa không cho thang đóng lại. Ngay sau đó, hắn tiến lại gần dồn tôi vào một góc rồi ôm hôn. Khi thang chạy đến tầng 21, tôi đẩy hắn rồi thoát ra ngoài", chị V. kể. Ngày hôm sau, chị V. làm đơn trình báo công an sở tại, đồng thời, báo cáo ban quản lý tòa nhà, xin được clip lưu trong camera an ninh. "Có chị sống cùng tòa nhà bảo với tôi đã từng bị hắn sàm sỡ nhưng vì không muốn chồng con biết chuyện nên im lặng", V. nói. |
Các tin tức Đời sống - Xã hội sẽ liên tục được cập nhật trên YAN NEWS!