Là một trong những tỉnh thành chịu ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 13, Đà Nẵng sau khi bão đi qua chứng kiến cảnh tượng tan hoang khu vực bờ kè sông Hàn vỡ trơ khung sắt.
Bên cạnh đó, vấn đề khiến nhiều người lo lắng hơn đó là một vài người dân Đà Nẵng đã bất chấp sóng lớn dữ dội đi tắm biển, vô cùng nguy hiểm.
Nước dâng, sóng lớn đánh vào bờ khiến nhiều đoạn đường bị vỡ. (Ảnh: Lao Động).
>>> Xem thêm: Huế: Mưa lớn diện rộng, nhiều nơi tái ngập lụt và sạt lở đất
Sóng bão đánh vỡ tan đường ở Đà Nẵng
Tối 14/11, mặc dù bão Vamco chưa đổ bộ nhưng nước sông Hàn đã tràn bờ vào đường Như Nguyệt. Tại khu dân cư Thuận Phước nằm ngay cửa sông Hàn, nước sông dâng trong đêm tối đã khiến bờ kè tại khu vực này bị đánh vỡ trơ thanh sắt, tan hoang cả đoạn vỉa hè thuộc con đường này. Khu dân cư Thuận Phước sau đó cũng bị nước tràn vào.
Khu vực bờ sông bị đánh vỡ trơ khung sắt. (Ảnh: Lao Động).
Một số con đường ở khu dân cư Thuận Phước như Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Tố, Xuân Diệu, Nguyễn Đức Cảnh thuộc quận Hải Châu nước tràn vào nhanh chóng, ngập cao gần vỉa hè. Trong khi bên ngoài gió mạnh quật liên hồi thì các gia đình lại cố thủ ở trong nhà tránh bão và lo lắng vì chưa bao giờ, nước lại dâng cao đến vậy.
Cả một đoạn đường gần bờ sông bị đánh vỡ. (Ảnh: Thanh Niên).
>>> Xem thêm: Sạt lở núi ở Quảng Ngãi: 2 người may mắn thoát khỏi miệng “tử thần”
Một số người tắm biển tại Đà Nẵng bất chấp sóng lớn
Tính đến trưa ngày 15/10, bão số 13 đã đi qua song vùng biển Đà Nẵng vẫn có sóng rất to, biển động mạnh. Mặc dù tình hình được đánh giá là khá nguy hiểm, nhưng nhiều người dân và du khách, trong đó có cả trẻ nhỏ vẫn kéo nhau ra tắm biển, nô đùa với sóng dữ.
Người dân bất chấp sóng lớn ra biển nô đùa. (Ảnh: Tiền Phong).
Trước đó, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn đưa tin, trong ngày 15/11, vùng biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ xuất hiện mưa bão, có gió mạnh cấp 9, giật cấp 12, sóng biển cao 3-5m, biển động dữ dội.
Nhiều người dân tập trung ngoài biển dù sóng to và mạnh. (Ảnh: Tiền Phong).
>>> Xem thêm: Huế: Mưa lớn diện rộng, nhiều nơi tái ngập lụt và sạt lở đất
Hiện tại, vị trí tâm bão nằm ngay trên bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Sức mạnh của bão số 13 vẫn không thể xem thường, có thể gây nguy hiểm rất lớn nên người dân cần cẩn trọng, ở lại nơi tránh trú an toàn để bảo vệ tính mạng.
NHỮNG THIỆT HẠI ĐẦU TIÊN DO BÃO SỐ 13 GÂY RA
Gây ảnh hưởng tới các tỉnh thành miền Trung từ sáng 15/11, bão số 13 trước đó đã gây gió giật mạnh tại đảo Lý Sơn, đồng thời khiến huyện đảo này bị mất điện.
Tại Thừa Thiên - Huế, một số khu vực xảy ra tình trạng ngập úng, mưa lớn, gió mạnh và Quảng Trị cũng trong tình trạng tương tự.
Ngoài ra, bão số 13 cũng khiến nhiều ngôi nhà tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị bị tốc mái, cây xanh gãy đổ. Một ngôi trường tiểu học tại Huế đã bị tốc mái, khung cảnh tan hoang.
Ngoài ra, khu vực huyện đảo Cồn Cỏ cũng đón mưa to, gió mạnh vì bão số 13, thậm chí, toàn bộ huyện đảo đều bị cắt đứt liên lạc.