Trong các triều đình thời xưa, thái giám là những người giữ vai trò quan trọng chuyên hầu hạ, phục vụ hoàng cung. Thế nhưng, những sự thật về quá trình tiến cung cũng như cuộc sống của thái giám vẫn còn là điều bí ẩn ít được nhắc đến.
Ở hiện tại, thông qua nhiều cuốn sách của các nhà sử học, những người chuyên sâu nghiên cứu về lịch sử, những bí ẩn này phần nào đã được hé lộ.
5 thái giám trong cung nhà Nguyễn - năm 1908. (Ảnh tư liệu của nhà nghiên cứu Phan Thuận An)
Không phải ai cũng có thể trở thành thái giám
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người chuyên tìm hiểu về các tài liệu lịch sử và viết sách về triều Nguyễn cho biết, thái giám thời xưa thường được tuyển chọn theo hai dạng: một là những người bẩm sinh không có bộ phận sinh dục, thường được gọi là “sinh thực khí” hay giám sinh; hai là những người được chọn lựa từ khi còn nhỏ tuổi rồi đem đi làm thủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục, thường những người này gọi là giám lặc.
Những thái giám thường được tuyển chọn từ khi còn rất bé, khoảng 10 đến 12 tuổi. Những người này sẽ phải được đi học những quy tắc ứng xử và lễ nghi trong cung cho đến khi đủ tuổi trưởng thành sẽ tiến cung vào hầu hạ vua chúa, quý phi,...
Tuy gian khổ là vậy nhưng việc trở thành thái giám lại được xem là điều đáng vui mừng. Bởi lẽ, khi một người trở thành thái giám, gia đình và làng của họ sẽ được vua ban thưởng hậu hĩnh. Đồng thời, thái giám cũng là những người thân cận nhất với vua nên nếu làm tốt, họ sẽ có một cuộc sống giàu sang, phú quý.
Tuỳ theo sự hưng thịnh của triều đại đó mà số lượng thái giám sẽ có sự khác nhau. Như giai đoạn đầu triều nhà Nguyễn có đến khoảng 200 thái giám. Đây là số liệu được nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan tiết lộ.
Hình ảnh các nữ quan và thái giám triều Nguyễn xưa. (Ảnh: Zing)
>>> Đọc thêm: Lời giải thích lí do hoàng cung nguy nga lộng lẫy mà không có nhà vệ sinh, kể cả cho vua chúa
Công việc chính của thái giám là phục vụ hậu cung và chăm lo chuyện "chăn gối" cho vua
Theo Zing, trong cuốn sách Đại Nam thực lục, câu chuyện của các vị thái giám trong cung cũng được viết lại rất cẩn thận. Theo đó, họ không được can dự vào việc triều chính mà chỉ thực hiện các việc vặt mà vua chúa cùng những thành viên trong hoàng tộc sai bảo.
Riêng các thái giám hầu cận vua còn có một vai trò quan trọng hơn là lo chuyện "chăn gối" cho vua. Cụ thể, vua sẽ chỉ định phi tần hầu hạ mình bằng kim bài và các thái giám sẽ theo đó để chuẩn bị mọi thứ. Trong một số trường hợp, thái giám còn có thể dùng nhiều chiêu khác nhau để tiến cử quý phi hay phi tần cho vua. Vì vậy mà họ cũng nhận được không ít sự ưu ái từ các phi tần.
Để xem những thông tin mới lạ và độc đáo thì đừng quên theo dõi fanpage Cú Đêm nhé!
Hình ảnh các thái giám, những người phục vụ trong nội cung. (Ảnh: Dân trí)
>>> Có thể bạn quan tâm: Đòn đánh ghen tàn độc của các Hoàng hậu thời xưa
Cuộc đời hẩm hiu, khi chết cũng vẫn hiu quạnh
Suốt cả cuộc đời, thái giám đều sống trong những bức tường hoàng cung. Tuy đôi khi được trọng dụng nhưng lúc nào họ cũng phải nhìn nét mặt của chủ nhân để sống. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến họ mất mạng. Thế nên, họ thường cưới các cung nữ làm vợ để có người bầu bạn và vơi bớt nỗi cô đơn.
Khi một thái giám không còn có thể phục vụ nữa (do già yếu hoặc ốm đau), họ sẽ không được phép sống trong nội cung nữa. Về phần đời sau khi ra khỏi cung, có rất nhiều những ghi chép khác nhau về điều này. Trong đó, ở cuốn sách giới thiệu về chùa Từ Hiếu, xã Thủy Xuân, thành phố Huế được VnExpress chia sẻ thì nghĩa trang tại đây chính là nơi chôn cất các thái giám thời nhà Nguyễn.
Nơi đây được xây sửa lại nhờ một vị thái giám tên Châu Phước Năng từ thời vua Thiệu Trị (1807-1847) quyên tiền làm nơi an nghỉ. Từ đó, các vị thái giám đời sau cũng đến đây quyên góp và chọn làm nơi chôn cất cuối đời. Cho đến nay, có đến 20 ngôi mộ của các vị thái giám thời xưa được đặt tại đây.
Những ngôi mộ của các thái giám, những người giám hộ hoàng cung tại Huế. (Ảnh: Dân trí)
Tất nhiên, không phải bất kì thái giám nào trong các triều đại thời xưa đều có số phận như vậy. Cuộc sống của họ vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể lý giải được.
Cập nhật các tin tức mới nhất tại YAN nhé.
Nhắc đến các thái giám triều đại Nguyễn thì đừng quên ở hiện tại vẫn còn một nhân vật còn sống có xuất thân từ hoàng tộc đích thực mà cộng đồng Ohman đang xôn xao mấy nay
Đó chính là NSƯT Minh Trang đóng vai Tuệ Khiết hiền phi Ngô Thị Chính trong webdrama Phượng Khấu.
Không chỉ xuất thân hoàng tộc, bà còn có một gốc gác khiến bao người ngỡ ngàng. Bà là "truyền nhân" đích thực của Mỹ Lương trưởng công chúa - con gái vua Dục Đức... >>> XEM TIẾP