Người dân Nha Trang - Ninh Thuận khẩn trương ứng phó trước cơn bão số 14

11:14 19/11/2017

Dù cơn bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng khi vào đất liền với cường độ gió giật cấp 8 nó đã gây mưa lụt nhiều nơi, chiều cường lên cao, biển động mạnh. Trước tình hình đó người dân Nha Trang - Ninh Thuận đang tích cực chuẩn bị ứng phó cho tình huống xấu nhất.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, vào hồi 4h sáng ngày 19/11, bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi còn cách bờ biển Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận 200km.

Dự báo đến 16h chiều nay (19/11), tâm áp thấp nhiệt đới hoạt động trên đất liền các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới giật cấp 8, mạnh cấp 6, tức là từ 40-50km/giờ, biển động mạnh.

Người dân thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) ngay sau khi nhận tin bão sắp đổ bộ vào bờ biển đã lập tức kéo đến các siêu thị trong thành phố để mua thức ăn dự trữ. Rút kinh nghiệm ở cơn bão số 12, thành phố đã trải qua cơn khủng hoảng đồ ăn vì không chuẩn bị kỹ.


Người dân Nha Trang tranh thủ đi mua đồ ăn dự trữ ứng phó với cơn bão (Ảnh: Lao Động )
Người dân Nha Trang tranh thủ đi mua đồ ăn dự trữ ứng phó với cơn bão (Ảnh: Lao Động )

Ngay từ 16h ngày 18/11, tại các cửa hàng, siêu thị lớn trên thành phố, hàng dài người dân nối đuôi nhau xếp hàng ở những quầy bán thực phẩm tươi sống và chờ mua bánh mì. Chỉ 1 tiếng sau, các mặt hàng như rau, thịt, thức ăn chế biến sẵn đã hết sạch. Số người mua ngày một tăng lên sau giờ tan tầm.

Trả lời báo chí, ban quản lý một siêu tại Nha Trang cho biết, siêu thị đã mở kho hàng lạnh và điều động nhân viên làm việc tăng ca để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Ngay sau khi bão tan, hệ thống siêu thị tại TP. HCM và các địa phương lân cận sẽ lập tức điều hàng về những nơi bị thiên tai.


Mọi người xếp hàng trật tự, không hề chen lấn, tranh giàh nhau (Ảnh: Lao động)
Mọi người xếp hàng trật tự, không hề chen lấn, tranh giàh nhau (Ảnh: Lao động)

(Ảnh: Báo Lao Động)(Ảnh: Báo Lao Động)

Tuy nhiên, dù trước một cơn sắp đổ bộ thế nhưng người dân vẫn rất nhẫn nại xếp hàng đợi đến lượt mình, không khí mua bán rất trật tự, hoàn toàn không có cảnh chen lấn, hay tranh giành thức ăn. Ai cũng cố gắng tranh thủ làm việc của riêng mình và lựa chọn hàng hóa.

Chia sẻ với báo chí, chị Hà Thị Xuân, nhà ở Chung cư CT1, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang cho biết sau 15 phút xếp hàng chị đã mua được 3 chiếc bánh mì cho bữa sáng hôm sau, đồng thời chị cũng mua được khá đầy đủ thịt cá, rau xanh, khoai trứng,...

Một số hình ảnh tại siêu thị ở Nha Trang chiều tối 18/11:


(Ảnh: báo Lao Động)
(Ảnh: báo Lao Động)


Các quầy thanh toán chật cứng người  (Ảnh: báo Lao Động)
Các quầy thanh toán chật cứng người  (Ảnh: báo Lao Động)


(Ảnh: báo Lao Động)
(Ảnh: báo Lao Động)


Người dân mua hàng thành nhiều túi lớn túi nhỏ để tích trữ sẵn (Ảnh: Báo Lao Động)
Người dân mua hàng thành nhiều túi lớn túi nhỏ để tích trữ sẵn (Ảnh: Báo Lao Động)


Các ngăn hàng hết sạch (Ảnh: báo Lao Động)
Các ngăn hàng hết sạch (Ảnh: báo Lao Động)


(Ảnh báo Lao Động)
(Ảnh báo Lao Động)


Kệ rau củ cũng chung cảnh cháy hàng (Ảnh: báo Lao Động)
Kệ rau củ cũng chung cảnh cháy hàng (Ảnh: báo Lao Động)

Trong khi đó, nhiều người dân phường Đông Hải (TP.Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) lo lắng trước nguy cơ cơn bão số 14 đổ bộ.

Theo ghi nhận, từ đêm qua và sáng nay, nhiều người dân sống ven biển phường Đông Hải (TP.Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) thấp thỏm lo sợ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Họ khẩn trương mang dây thừng, bao cát chằng chống nhà cửa.


Người dân Ninh Thuận chèn chống nhà cửa bằng bao cát vào sáng 19/11. (Ảnh: Dân Việt)
Người dân Ninh Thuận chèn chống nhà cửa bằng bao cát vào sáng 19/11. (Ảnh: Dân Việt)

Hiện tại, tỉnh Ninh Thuận đang có mưa rải rác.

Sáng sớm nay (19/11), khi đi vào vùng biển cách bờ biển các tỉnh từ Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 200 km về phía Đông, bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 04 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,2 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Cam pu chia.

Tổng hợp.