Nếu để nói về công việc với sự hy sinh lặng thầm nhất, có lẽ phải kể đến người công nhân với hành trình dọn vệ sinh đường phố mỗi ngày. Họ đi khắp mọi nẻo đường, trả lại cho thành phố sự sạch sẽ trong từng ngóc ngách.
Sau kỳ nghỉ Tết ngắn ngủi, những người công nhân dọn vệ sinh phải làm việc hết công suất, thậm chí khối lượng tăng lên gấp đôi, gấp 3 ngày bình thường. Những đống rác chất ngổn ngang trong kỳ nghỉ cuối năm khiến ai nấy lại thêm đôi ba phần cực nhọc.
Đầu năm mới, đây là thời điểm công nhân vệ sinh phải làm việc nhiều hơn bao giờ hết. (Ảnh: Dân trí)
>>> Xem thêm: Tâm sự 2 bố con làm nghề móc cống: Chỉ mong thành phố sạch hơn
Những ngày đầu năm mới “toát mồ hôi”
Sau Tết là khoảng thời gian người người nhà nhà quay trở lại guồng công việc, đây cũng là thời điểm công nhân vệ sinh môi trường bắt đầu những ngày làm việc gần như cực nhọc nhất trong năm. Tại thành phố Hà Nội, mọi nẻo đường dường như đều ngập tràn rác thải.
Theo các công nhân vệ sinh môi trường trên địa bàn, lượng rác năm nay nhiều hơn hẳn so với mọi năm, thậm chí gấp đôi, gấp ba. Trao đổi với Dân trí, chị Hoàng Thị Kha, công nhân vệ sinh lâu năm tại Thủ đô cho biết, dù đã quen với công việc nhưng chị vẫn không khỏi ngỡ ngàng về khối lượng như năm nay.
Những xe rác đầy ắp khiến đôi tay thêm mỏi. (Ảnh: Dân trí)
"Bình thường, thu gom rác thải hàng đã vất vả, nhưng những ngày sau Tết khối lượng lại nhiều hơn, chúng tôi phải động viên nhau cùng cố gắng", chị Kha tâm sự.
Tết Nguyên đán là dịp các gia đình tổ chức cỗ bàn liên hoan nên lượng rác thải ra môi trường tăng vọt. Bên cạnh đó, ý thức xả rác bừa bãi của một bộ phận khiến đường phố ngập tràn các loại thực phẩm, bao bì,...
Xe rác xếp thành hàng dài, xe nào cũng đầy ắp. (Ảnh: Báo Giao thông)
>>> Đừng bỏ qua: Người công nhân vệ sinh môi trường khiến triệu người rơi nước mắt về những đắng cay trong nghề
Quất, đào la liệt trên đường
Trên các con đường tại Hà Nội, chỉ cần nhìn những xe rác chất đầy như núi, ai nấy đều thấu hiểu sự vất vả mà những người công nhân vệ sinh môi trường phải trải qua. Không chỉ rác thải sinh hoạt, đến cả quất, đào cũng bị nhiều người "tiện tay" vứt ra hè phố. Khắp các con đường lớn nhỏ, từng đống rác chất ngổn ngang.
Thực trạng này khiến người công nhân vệ sinh môi trường đã vất vả nay lại khó khăn hơn với công việc của mình. "Nếu vứt rác thì còn dễ gom lại, chứ các cành đào bị héo, rồi rụng khắp đường, lại phải mang theo chổi để tỉ mỉ thu dọn từng chút một, chúng lại còn chiếm diện tích lớn", người công nhân vệ sinh Khuất Thị Giang chia sẻ với Dân trí.
Những loại hoa mua về trưng Tết nay nằm la liệt trên vỉa hè. (Ảnh: Dân trí)
Công việc cực nhọc là thế, phải làm quần quật từ sáng sớm tới đêm muộn, mức lương của công nhân vệ sinh môi trường cũng chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng.
Làm công việc này, không chỉ cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn mà còn đòi hỏi người công nhân dám chấp nhận hiểm nguy. Bởi trong lúc thu dọn rác, việc đứt tay do mảnh thủy tinh hay va quệt vào ngõ ngách là điều bình thường.
Những thân hình nhỏ bé phải vật lộn với cả "núi' rác khổng lồ. (Ảnh: 24h)
>>> Có thể bạn quan tâm: Cận cảnh quá trình làm việc gian khổ dưới cống ngầm của các "anh hùng thầm lặng" công nhân vệ sinh
Có lẽ, nếu những ngày ra Tết không có sự xuất hiện của các cô chú công nhân vệ sinh, đường phố Thủ đô xinh đẹp sẽ chẳng thể sạch sẽ, thông thoáng được như vậy. Vậy nên, từ tận đáy lòng, hãy gửi đến họ lời cảm ơn chân thành vì đã lựa chọn công việc vĩ đại này.
Đừng quên tham gia ngay cộng đồng Việt Nam Ơi để cập nhật thêm nhiều câu chuyện ý nghĩa khác!
GIỮA ĐÊM LẠNH 10 ĐỘ C, ĐỘI CÔNG NHÂN VỆ SINH ĐƯỜNG ỐNG VẪN LÀM VIỆC CẬT LỰC
Mỗi nghề một nỗi vất vả, cực nhọc riêng, nhưng có lẽ hiếm có sự vất vả nào lớn bằng công việc của những người dọn vệ sinh. Chứng kiến sự cực khổ của người dọn dẹp đường phố, ai nấy đều nhớ về hình ảnh của nhóm công nhân vệ sinh đường ống, họ phải làm việc giữa trời đông giá rét.
Giữa cái lạnh “cắt da cắt thịt” của Hà Nội, ai nấy đều tranh thủ về nhà sớm để sưởi ấm thì giữa đêm khuya, đội ngũ công nhân vẫn miệt mài với công việc của mình. Công việc của người vệ sinh cống bắt đầu từ 23 giờ đêm. Nhóm 10 người sẽ cùng nhau đến các khu đường phố, thay nhau nối ống rồi chui xuống dưới cống sâu để làm sạch.
Giữa mùi hôi thối của rác thải dưới cống, bên màu nước đen ngòm và cái lạnh thấu xương, những người công nhân vẫn miệt mài làm việc. Dù trời có lạnh hơn, họ vẫn phải tiếp tục công việc của mình.