Những sự thật khiến bạn bất ngờ về "Con đường tơ lụa"

17:00 16/08/2018

Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn.


"Tuyến đường lịch sử" liên kết từ Trung Quốc đến châu Âu (Ảnh minh họa)
"Tuyến đường lịch sử" liên kết từ Trung Quốc đến châu Âu (Ảnh minh họa)

1. Nguồn gốc ra đời một di sản

Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ II TCN, khi ấy Trương Khiên - một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để liên minh với những quốc gia và dân tộc mới. Cuộc hành trình của Trương Khiên không mang lại thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán nhưng giúp ông có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây, những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình và đặt nền móng cho Con đường tơ lụa huy hoàng sau này.


Bản đồ khắc họa Con đường tơ lụa (Ảnh minh họa)
Bản đồ khắc họa Con đường tơ lụa (Ảnh minh họa)

Vào thế kỷ thứ III (TCN), Trung Hoa là quốc gia đầu tiên khám phá ra phương pháp trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa. Chính vì thế, tơ lụa được coi là mặt hàng rất quý chỉ dành cho vua chúa và quý tộc. Sau này, người Trung Hoa trên lưng những con lạc đà đi khắp nẻo đường đã mang theo những thứ này đến các nước Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Uzbekistan, Azerbaijan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, qua vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Con đường tơ lụa chính thức ra đời với tốc độ phát triển nhanh chóng.

2. Hào quang một thời của cả thế giới

Những bậc đế vương hay nhà quý tộc của La Mã cổ đại rất thích lụa Trung Hoa. Họ mong muốn sở hữu thứ hàng này đến mức sẵn sàng đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Có nhiều chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện mỗi váy lụa Trung Hoa mà không mặc những thứ vải thô kệch khác.


Một vị nữ hoàng quyền lực và nổi tiếng khó chiều nhưng thích mỗi lụa Trung Hoa
Một vị nữ hoàng quyền lực và nổi tiếng khó chiều nhưng thích mỗi lụa Trung Hoa

Nhận thấy lợi nhuận khổng lồ từ thị trường mới, các thương gia Trung Hoa tăng cường vận chuyển hàng hóa tới La Mã, Ai Cập. Đồng thời, người dân phương Tây cũng lên đường tới Trung Hoa để buôn bán và truyền bá tôn giáo.


Hoạt động buôn bán ở đây diễn ra tấp nập và nhộn nhịp 
Hoạt động buôn bán ở đây diễn ra tấp nập và nhộn nhịp 

Sau một thời gian, số lượng hàng hóa trên con đường tơ lụa ngày một đa dạng: từ đá quý, các loại gia vị, khoáng sản, thuốc thang, những món “không phải đâu cũng có” cũng được lưu hành tại đây. Hơn hết, ngựa Ba Tư cũng trở thành món hàng giá trị và đắt đỏ mà các lái buôn thời bấy giờ trao đổi trên Con đường tơ lụa.


Nô lệ cũng là mặt hàng được "chào bán" tại tuyến đường này
Nô lệ cũng là mặt hàng được "chào bán" tại tuyến đường này

Không chỉ các loài động vật, nô lệ cũng bị buôn bán dọc theo Con đường tơ lụa. Họ hầu hết là những người dân thường vô tội bị bắt trong các cuộc chiến tranh, tội phạm hay nợ một món tiền lớn mà không thể trả... Hoạt động buôn bán người ở đây diễn ra công khai và không bị một thứ pháp luật nào ràng buộc.

3. Nơi giao thoa của nhiều nguồn văn hóa lớn

Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương, Con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển trong thời kỳ này. Những cuộc buôn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị, văn hóa của các quốc gia. Trong đó phải kể đến nhà thám hiểm Marco Polo - người viết lại cuộc hành trình thú vị của mình trong cuốn sách "Marco Polo du ký" và trở thành một nhà thám hiểm vĩ đại của toàn nhân loại.


Một nền văn minh phát triển được lưu nhớ đến ngày nay
Một nền văn minh phát triển được lưu nhớ đến ngày nay

Thông qua con đường này, văn hóa các nước cùng nhiều tôn giáo được giao thoa khắp mọi nơi. Ở các thành phố lớn trên con đường tơ lụa như Samarkand, ngoài kinh tế thì tôn giáo cũng là vấn đề rất đáng tự hào. Rất nhiều nhà thờ, giáo đường Kitô giáo, Do Thái giáo hay chùa chiền đều được dựng lên ở khắp nơi. Mọi tôn giáo đều được chấp nhận và tôn trọng trên Con đường tơ lụa. Chính quan điểm thể hiện sự tiến bộ, tạo tiền đề cho các nền văn minh phát triển không ngừng.


Vải ở đây được đổi ngang trọng lượng với vàng
Vải ở đây được đổi ngang trọng lượng với vàng

4. Con đường suy tàn một giá trị lịch sử

Đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị triều đình khống chế và bắt các thương gia phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia này phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển. Từ thế kỷ thứ VII, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Trước tiên là các thương gia đến từ Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và người dân bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi chuông kết thúc của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư (Iran ngày nay) dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa.


Con đường tơ lụa trên biển dần được hình thành
Con đường tơ lụa trên biển dần được hình thành

Con đường tơ lụa  từ lâu đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới, ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Là những hình ảnh của những đàn súc vật chất đầy hàng hóa, tơ lụa trên lưng, nhẫn nại hướng tới những miền đất lạ, hứa hẹn đem về một tương lai mới cho những người đi buôn.


Ngày nay, Con đường tơ lụa trở thành điểm tham quan của du khách khắp thế giới
Ngày nay, Con đường tơ lụa trở thành điểm tham quan của du khách khắp thế giới

Việc được ghi nhận là Di sản Thế giới của UNESCO khiến cho Con đường tơ lụa thậm chí đến ngày nay vẫn nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Nó vẫn là một mạch máu chứa đầy sự phong phú văn hóa, dẫn ta quay trở về với vẻ đẹp Tây An nằm giữa trung tâm của tỉnh Sơn Tây. Dẫu đã không còn được dùng làm tuyến đường chính thức trong hàng thế kỷ qua, nhưng tầm quan trọng lịch sử của Con đường tơ lụa vẫn còn đó, ghi dấu một thời hoàng kim trong lịch sử phát triển của nhân loại.