Sự việc không may xảy ra tại THCS Bạch Đằng (Thành phố Hồ Chí Minh) đã khiến nhiều trường lo ngại về nguy cơ gãy đổ cây, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới.
Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, nhiều nơi đã tiến hành chăng dây xung quanh cây phượng để học sinh không vui đùa trong khu vực cần tránh. Có nơi lại cho tỉa cành, cắt trụi lá.
Cây phượng bật gốc, ngã đổ tại trường THCS Bạch Đằng (Ảnh: Thanh Niên)
Nhiều trường học tiến hành "cách ly" cây phượng
Do mùa mưa bão tại một số tỉnh thành sắp đến nên nhiều trường học đã tiến hành cho chăng dây để "cách ly" cây phượng, đảm bảo an toàn cho học sinh. Không ít trường thì lại cho cắt tỉa toàn bộ cành, lá.
Nguyên nhân sâu xa của việc này là từ vụ sự cố không may em của K. tại trường THCS Bạch Đằng. Cây phượng bất ngờ bật gốc khiến nhiều học sinh bị đè trúng, trong đó K. đã không thể qua khỏi do vết thương quá nặng.
Có trường thì cho chăng dây. (Ảnh: VOV)
Có trường lại tiến hành cắt tỉa cành lá. (Ảnh: VOV)
Nhìn hình ảnh cây chỉ còn lại thân trong khuôn viên trường, nhiều người đã không khỏi bùi ngùi: "Còn đâu mùa hoa học trò". (Ảnh: VTC)
>> Xem thêm: Hiệu trưởng nhận trách nhiệm vụ cây đổ làm nhiều học sinh thương vong
Cần có phương án lâu dài
Bên cạnh phương án tạm thời là tỉa cây, chăng dây để "cách ly" thì cư dân mạng cũng bình luận rằng các trường nên có kế hoạch lâu dài, thay thế những cây phượng đã già cỗi bởi những loại cây có bộ rễ bám đất tốt hơn cũng như cành không giòn, dễ gãy như cây phượng. Nhiều người cho rằng việc chặt cây như vậy cũng chỉ mang tính tạm thời và lại kéo theo vấn đề khác đó là thiếu bóng râm.
Cần có phương án lâu dài thay vì cứ chặt cây như vậy. (Ảnh minh họa: VTC)
>> Có thể bạn quan tâm: TP.HCM - Mưa lớn khiến cây cổ thụ bật gốc ngã đè sát nhà dân
Chuyên gia nói gì?
Theo VnExpress, PGS Đặng Văn Hà - Viện trưởng Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị (Đại học Lâm nghiệp) nhận định rằng phượng là loại cây có khả năng sinh trưởng nhanh, phần thân và cành mềm, dễ bị mục ruỗng. Bên cạnh đó, rễ cây phượng dễ bị hỏng khi không được bảo vệ đúng cách.
Vì vậy, cây phượng có tuổi đời hơn 20 năm có khả năng bật gốc hay gặp vấn đề về gốc rễ. PGS Hà cũng nhận định các trường cần có cách chăm sóc cây đúng đắn, không chỉ với cây phượng mà với cả các loại cây khác đang được trồng ở trong khuôn viên.
Một cây phượng bị bật gốc trong sân trường (Ảnh: Thanh Niên)
>> Đừng bỏ lỡ: Cây cổ thụ bật gốc đè trúng trường Đại học Sài Gòn giữa quận 1
Hi vọng rằng sẽ sớm có phương án để các em học sinh có bóng mát chưa đùa mà vẫn được đảm bảo an toàn mỗi khi thư giãn. Còn bạn, bạn có sáng kiến nào hay có suy nghĩ, bình luận gì về vấn đề này không? Đừng ngại ngần chia sẻ cảm nhận với cộng đồng của YAN nhé!
Thông tin từ: VTC/VnExpress.
Đón đọc các tin tức về đời sống xã hội cùng YAN nhé!
Chuyên gia cây xanh: Không nên trồng phượng vĩ trong trường học
Thời gian gần đây liên tục xảy ra các sự việc cây đổ, phần nhiều xuất hiện trong khuôn viên trường học và dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc. Đa phần những tai nạn bật gốc, gãy đổ này đều là cây phượng khiến dân mạng lăn tăn về độ an toàn của loại cây này.
Trước tình trạng trên, các chuyên gia đã có nhận định và cho rằng không nên trồng phượng vĩ trong trường học. Trong đó, Lê Huy Cường đến từ Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam đã đưa ra lời giải thích vì sao. Xem chi tiết TẠI ĐÂY!