Chuyên gia: Rút ngắn khoảng cách tiêm 2 mũi vaccine lợi nhiều hơn hại

15:20 14/09/2021

Thông tin từ báo Thanh Niên, mới đây, Sở Y tế TP.HCM đã gửi công văn tới Bộ Y tế nhằm đề nghị rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine AstraZeneca. Cụ thể, ngành y tế thành phố muốn giảm khoảng cách từ 8-12 tuần xuống còn 6 tuần, để đẩy mạnh bao phủ vaccine cho bà con trên địa bàn.

Trước thông tin này, nhiều người đặt ra thắc mắc liệu mức độ hiệu quả bảo vệ của 2 liều vaccine khi bị rút ngắn thời gian có còn đảm bảo hay không?

 
Công tác tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tại TP.HCM trong tháng 9. (Ảnh: Dân Việt)
Công tác tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tại TP.HCM trong tháng 9. (Ảnh: Dân Việt)

Rút ngắn thời gian tiêm: Một số ý kiến trái chiều xung quanh

Liên quan đến vấn đề trên, báo Zing News đưa tin cho biết bác sĩ Phùng Anh Tuấn (công tác tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai) nêu quan điểm, khoảng cách tiêm 2 liều từ 8-12 tuần sẽ giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ F0 trở nặng, nhập viện lên tới 90%. Trong trường hợp tiêm trước 8 tuần, tỉ lệ bảo vệ phòng nhiễm khoảng 71% và nguy cơ nặng hay nhập viện không chênh lệch quá nhiều. Nhà sản xuất cũng khuyến cáo liều 2 cách liều 1 từ 4 đến 12 tuần, từng địa phương có thể linh hoạt quyết định theo chuyển biến của dịch.

 
Có khá nhiều vấn đề xoay quanh việc rút ngắn khoảng cách 2 liều vaccine ngừa bệnh dịch. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)
Có khá nhiều vấn đề xoay quanh việc rút ngắn khoảng cách 2 liều vaccine ngừa bệnh dịch. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Trần Minh Trang - nghiên cứu sinh tại Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ, thành viên Ban Khoa học Ruy Băng Tím cũng chia sẻ với Zing News về một số thông tin liên quan. Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng khi sử dụng AstraZeneca, liều 2 tiêm sớm hơn 4 tuần sau liều 1 thì không cần tiêm nhắc lại. Song, nếu liều thứ 2 bị trì hoãn sau 12 tuần, chúng ta nên tiêm càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học tại Anh lại cho biết hiệu quả bảo vệ của vaccine AstraZeneca sẽ giảm nếu thời gian tiêm mũi 2 rút ngắn. Cụ thể, hiệu quả khi tiêm mũi 2 đủ 12 tuần là 81,3%; rút ngắn còn 9-11 tuần thì hiệu quả giảm còn 63,7%; còn 59,9% nếu khoảng cách từ 6-8 tuần và dưới 6 tuần còn 55,1%.

>>> Đừng quên: Người tạo ra Pfizer: Sống tối giản, không mua xe hơi dù là tỉ phú

Rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm: Lợi hay hại?

Chia sẻ với báo Vietnamnet, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn tại Khoa Nhiễm - Thần kinh thuộc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, việc rút ngắn thời gian tiêm chủng lợi nhiều hơn hại. Bác sĩ thông tin thêm, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, khoảng cách giữa 2 liều tiêm có thể là từ 4-12 tuần, đặc biệt trong mùa dịch cần chích sớm. 

Trong bối cảnh dịch phức tạp như thời điểm hiện tại, nếu TP.HCM chờ đủ 8-12 tuần thì sẽ khá thiệt thòi và tốn nhiều thời gian. Đó là chưa kể đến việc, bà con phải cần ít nhất 2 tuần để cơ thể đạt được miễn dịch trước Covid-19.

 
AstraZeneca là loại vaccine được dùng phố biến tại Việt Nam. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
AstraZeneca là loại vaccine được dùng phố biến tại Việt Nam. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)

"Trong giai đoạn đầu, nhân viên y tế chỉ tiêm chủng với khoảng cách 2 mũi là 4-5 tuần. Vì vậy, bà con không nên quá lo lắng khi rút ngắn thời gian tiêm vaccine AstraZeneca mũi 2. Chúng ta cần tiêm phủ sớm để giảm các ca bệnh nặng và nhập viện" - vị bác sĩ chia sẻ.

Tiến sĩ Minh Trang cũng chia sẻ với Zing News: "Rút ngắn khoảng cách giữa 2 liều tiêm vaccine AstraZeneca còn 6 tuần có thể giúp bảo vệ người dân vùng dịch càng sớm càng tốt trước biến thể Delta. Đối với những nơi có nguy cơ thấp, khoảng cách giữa 2 liều vẫn không đổi và nên theo khuyến cáo của nhà sản xuất với thời gian tiêu chuẩn là 12 tuần". 

>>> Bài viết liên quan: TP.HCM thí điểm cấp mã QR tại 3 quận huyện: Ngày trở lại không xa

Không có giấy chứng nhận tiêm chủng, tra ở đâu?

Liên quan đến giấy chứng nhận hoàn thành đủ 2 liều vaccine hoặc không nhớ lịch tiêm chủng lần 1, bà con có thể tìm kiếm thông tin trên hệ thống dữ liệu quốc gia theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin tiêm chủng, chọn mục "Tra cứu" và bấm "Tra cứu chứng nhận tiêm".

Bước 2: Điền các thông tin liên quan rồi bấm chọn "Tra cứu". Lưu ý, tại phần có dấu (*) màu đỏ, mọi người phải điền đầy đủ.

Bước 3: Nhập mã OTP từ số điện thoại đã cung cấp rồi bấm xác nhận. Sau đó, bà con kiểm tra thông tin tiêm chủng. Trong trường hợp đã tiêm nhưng chưa có thông tin, mọi người bấm vào phần "Phản ánh thông tin" để được giải quyết.

Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng Sổ Sức Khỏe Điện Tử để kiểm tra một số vấn đề liên quan.

 
Bà con có thể kiểm tra thông tin về mũi 1 trên cổng dữ liệu quốc gia. (Ảnh: Nhân Dân)
Bà con có thể kiểm tra thông tin về mũi 1 trên cổng dữ liệu quốc gia. (Ảnh: Nhân Dân)

Từ ý kiến của các chuyên gia, mọi người có thể yên tâm khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 sớm hơn dự kiến (đối với trường hợp sử dụng AstraZeneca). Quyết định này sẽ góp phần không nhỏ trong công tác chống dịch và phục hồi kinh tế cho thành phố.

Hi vọng với phương án mới được đề xuất, công tác phòng dịch tại TP.HCM sẽ có nhiều kết quả khả quan hơn.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!

ASTRAZENECA TẠO RA THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19 CÓ HIỆU QUẢ KHẢ QUAN

Thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam, nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh) đã phân tích được khả năng bảo vệ của AstraZeneca trước biến thể Delta. Qua thí nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng sau 2 tháng kể từ thời điểm tình nguyện viên tiêm liều thứ 2, hệ miễn dịch chỉ còn khoảng 75% với Pfizer và 61% nếu tiêm AstraZeneca. Trước đó, tỷ lệ đã giảm từ mức tương ứng 85% và 68% trong 2 tuần đầu sau khi tiêm liều thứ 2. 

Hiện tại, sau sự thành công của vaccine, hãng dược phẩm này đang nghiên cứu thêm thuốc điều trị Covid-19 bằng kháng thể. Kết quả thử nghiệm cho thấy loại thuốc này có hiệu quả lên đến 77%, giúp người mắc Covid-19 giảm nguy cơ diễn tiến nặng hoặc không qua khỏi. 

Xem thêm tại đây!