Nỗi niềm của giáo viên mầm non: Để con ốm ở nhà, đi chăm con người

20:15 08/12/2019

15 năm gắn bó với “lớp mầm” đầy cơ cực, cô đơn

Nhiều người tự hào khi nhắc về nghề giáo của mình nhưng với cô Duyên, giáo viên trường mầm non Tả Ngài Chồ thì lại tâm sự đầy tủi hờn, cay đắng. Hơn 15 năm làm giáo viên ở địa phương xa xôi, khó khăn và heo hút, cô Duyên chứng kiến những sự thay đổi của giáo dục vùng cao. Nên mỗi khi nhắc về nghề của mình, cô lại muốn khóc, vì sự khó khăn, hy sinh từng ấy năm. 

 
Người giáo viên mầm non vùng cao phải hy sinh nhiều thứ, đặc biệt là thời gian dành cho gia đình.
Người giáo viên mầm non vùng cao phải hy sinh nhiều thứ, đặc biệt là thời gian dành cho gia đình.

Cô Duyên tâm sự, hồi còn trẻ, mới ra trường, cô cùng những người bạn hăng hái đăng ký lên huyện Mường Khương xa xôi ở tỉnh Lào Cai để làm, dẫu biết còn nhiều khó khăn chờ phía trước. “Lúc lên đây mình chẳng nghĩ gì đâu? Chỉ biết tuổi còn trẻ thì còn muốn đi, muốn cống hiến nhiều hơn cho ngành”, người giáo viên tâm huyết bộc bạch. 

Nhớ những ngày đầu, cô cùng chị em phải “cuốc bộ” đến 30km đường rừng và phải đi đến 2 ngày mới vào đến trường. Thậm chí khi ấy còn chẳng có điện hay nước sạch, phải thắp đèn dầu mà làm rồi cả tuần không tắm vì làm gì có nước. 

>>> Xem thêm: Cô giáo mầm non gây xúc động với trải lòng rơi nước mắt về những nỗi buồn trong nghề

Khao khát dạy cho con chữ cho học sinh vùng cao

Điều kiện khó khăn đến độ cô Duyên cùng những đồng nghiệp phải ở nhờ nhà dân:  “Chúng tôi được người dân cho ở nhờ. Tuy điều kiện kinh tế thời đó còn vô vàn khó khăn nhưng tình cảm thiêng liêng của các em học sinh và phụ huynh dành cho giáo viên rất đáng trân trọng. Có những nhà chỉ còn một đùm gạo họ cũng nấu cơm và dành hết cho chúng tôi còn gia đình họ ăn ngô, ăn sắn.”

Cũng chính vì điều này đã khiến cô Duyên tâm huyết, quyết tâm hơn với nghề để giúp học sinh nơi đây biết con chữ và có thể thay đổi cuộc sống tương lai. 

>>> Xem thêm: Khi cô giáo mầm non học được chiêu "thả thính siêu cấp" khiến dân mạng cười rần

 
Cô Duyên được tuyên dương khen thưởng sau nhiều năm đóng góp và cống hiến.
Cô Duyên được tuyên dương khen thưởng sau nhiều năm đóng góp và cống hiến.

Phải bỏ con ốm ở nhà để chăm con người

Làm nghề giáo viên, cô Duyên chấp nhận cảnh xa chồng, xa con và sống cô đơn 1 mình. Nhiều khi con ốm đau, kêu khóc thì không có mẹ ở nhà, nghĩ đến những khoảng thời gian khó khăn ấy mà người giáo viên tâm huyết ấy lại ứa nước mắt. 

Cô tâm sự: “Mình bảo nghề giáo viên mầm non nhất là giáo viên ở vùng cao đúng là bỏ con mình ở nhà để đi chăm con người”. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nếu không có 1 hậu phương vững chắc, được gia đình và chồng tin tưởng thì có lẽ những người giáo viên mầm non đã sớm gục ngã. 

>>> Xem thêm: Cảm giác bất lực của cô giáo mầm non khi "bể show diễn" vì dụ mãi mà chẳng bé nào chịu múa

Dành trọn tình yêu thương cho những đứa trẻ

Phải có 1 tình yêu lớn lắm với nghề giáo và đặc biệt cho những đứa trẻ thì những người giáo viên này mới có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục công việc. Từ những việc nhỏ nhất như ăn uống, vệ sinh hàng ngày của các em cũng được cô chăm chút từng tí 1. Chưa kể các em nhỏ còn không nói được tiếng phổ thông, khiến các cô phải kiên nhẫn trong việc giao tiếp. 

 
Chỉ cần nhìn lũ trẻ được vui vẻ đã là 1 niềm vui, hạnh phúc với những người giáo viên.
Chỉ cần nhìn lũ trẻ được vui vẻ đã là 1 niềm vui, hạnh phúc với những người giáo viên.

Cô Duyên tâm sự: “Nhìn các con chập chững đến lớp thấy yêu lắm. Các em là nguồn động viên và động lực lớn nhất để chúng tôi quyết tâm cắm bản. Ở đây mình dành tình yêu thương cho học sinh chẳng khác nào cho con đẻ của mình.

Ngược lại các em cũng rất ngoan, biết ơn và thương các thầy cô. Đó là nguồn động lực lớn nhất. Tôi mong rằng mình còn nhiều sức khỏe còn đi được đến những bản làng xa xôi mang con chữ cho các em”.

Làm nghề giáo viên không chỉ cần sự tâm huyết và còn cần có 1 trái tim dành cho học sinh. Những tấm lòng như của cô Duyên và đồng nghiệp góp phần làm cho giáo dục ngày càng tốt đẹp và phát triển hơn.

Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về bài viết cho YAN nhé!

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Nhiều giáo viên, đặc biệt là các cô giáo trẻ thường bất lực và dễ bỏ cuộc khi thực tế tiếp xúc với khó khăn của nghề giáo. Khi trẻ bất hợp tác, bướng bỉnh, không chịu ăn, chịu học luôn là điều mà các giáo viên đau đầu. Trong trường hợp này, không chỉ các giáo viên mà các mẹ bỉm sữa còn trẻ cần lưu tâm những điều sau.

- Hãy bình tĩnh với trẻ, không nên quát mắng dọa nạt trẻ khi các bé tỏ ra bướng bỉnh và không nghe lời. Điều này có thể chỉ làm phản tác dụng, khiến các em khóc nhiều hơn, gào thét dẫn đến viêm họng, ho, sốt,... Những lúc này, trẻ rất cần sự quan tâm, vỗ về nhẹ nhàng của người lớn.

- Tập cho trẻ ăn uống, sinh hoạt đúng giờ. Hãy tạo ra hứng thú cho trẻ vào mỗi bữa ăn bằng những thực đơn, màu sắc, dinh dưỡng thay đổi để bé vừa có đủ chất mà không phải quấy khóc mỗi khi nhìn thấy đồ ăn.

- Để con tự vui chơi những trò chơi bổ ích. Đừng ném cho bé 1 chiếc điện thoại rồi và nghĩ thiết bị này sẽ thay mình "giữ trẻ" khiến các bé ngoan hơn. Màn hình điện thoại không chỉ hại cho mắt của trẻ mà còn khiến trẻ xem các nội dung độc hại 1 cách vô tình. Vì vậy hãy xây dựng những trò chơi bổ ích, lý thú để trẻ tự khám phá.

Còn rất nhiều bí kíp chăm sóc trẻ nữa mà bạn có thể tham khảo thêm >>> TẠI ĐÂY