Ở độ tuổi 18, đôi mươi, lẽ ra em T.T.T (20 tuổi, Nghệ An) sẽ là một cô sinh viên năng động, được ăn học đàng hoàng, ở cạnh gia đình, bạn bè.
Nhưng T. thì không có được may mắn đó, cô gái 20 tuổi đã sớm phải sang Đài Loan để bươn chải kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chỉ một thời gian ngắn sống ở "nơi đất khách quê người", cô gái không may mắc phải căn bệnh nan y.
Quê nhà chờ tin khi con đang hôn mê sâu ở Đài Loan. Ảnh: VietNamNet.
>>Xem thêm: Trở về nước! Nỗi đau người trở về, nỗi buồn người ở lại
Cô gái 20 tuổi sang xứ người làm thuê giúp đỡ gia đình
Theo thông tin từ VietNamNet, gia đình anh T.V.N và chị T.T.G ở xóm 10, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương (Nghệ An) thuộc diện hộ nghèo. Anh chị có 4 người con, T. là con đầu.
T. xuất khẩu lao động để phụ bố mẹ nuôi đàn em. Ảnh: VietNamNet.
Cuộc sống càng bế tắc hơn khi H., em gái của T. bị bệnh liên quan đến thần kinh khiến hai vợ chồng anh N. phải chạy vạy kiếm tiền chữa trị. Thậm chí còn bán hết tài sản, trâu bò lo chữa cho con nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
Thương bố mẹ vất vả, thương em không có tiền điều trị, học hết cấp 8, cô bạn vào miền Nam học may rồi nộp đơn đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan để mong có tiền đỡ đần bố mẹ, chữa bệnh cho em.
Giữa tháng 2/2020, T. xuất ngoại. Để có tiền xuất khẩu lao động, bố mẹ T. đã phải cầm cố sổ đỏ, vay tiền mới đủ để con sang tỉnh Đài Bắc làm công nhân may.
>>Xem thêm: Góc khuất cuộc chiến mưu sinh của người Việt lao động tại Nhật sau câu nói: "Sướng lắm ai ơi!"
T. hiện đang hôn mê sâu tại Đài Loan, không có gia đình, người thân bên cạnh
Thời gian đầu đến Đài Loan thì mọi thứ đều suôn sẻ, T. làm ngày đêm, tăng ca liên tục mong tích cóp càng nhiều càng tốt để gửi về cho bố mẹ trả nợ.
Mọi thứ đang bình thường cho đến khi dịch Covid-19 bùng phát. Công việc không đều đặn, ngày làm ngày nghỉ, cuộc sống bắt đầu khó khăn. Lúc này, T. cũng cảm thấy sức khỏe sa sút, hay mệt mỏi, sút cân, thường xuyên mệt mỏi, khó thở.
Đến 31/8, T. bị ngất xỉu được đưa vào bệnh viện. Bác sĩ xác định T. bị bệnh nan y về máu thể bạch cầu giai đoạn muộn, phải đưa vào phòng cấp cứu đặc biệt và thở máy.
Tình trạng của T. đang vô cùng nguy cấp. Ảnh: VietNamNet.
>>Xem ngay: Nỗi đau trốn chạy của lao động "chui": Giấc mộng đổi đời nơi xứ người chua chát lắm!
Vợ chồng anh N. khóc ngất khi nghe tin dữ, bà con chòm xóm sang chia buồn
Nghe tin dữ từ đại diện công ty môi giới lao động và bạn bè con gái, vợ chồng anh N. không tin nổi vào tai mình, tại sao tai nạn lại giáng xuống gia đình mình bất ngờ đến thế. Chị G. khóc ngất: “Cháu nó mới 20 tuổi thôi, còn trẻ, nó thương bố mẹ lắm. Mới tuần trước còn gọi điện về động viên bố mẹ chữa bệnh cho em, vậy mà giờ lại đang phải cấp cứu. Sao ông trời không thương gia đình tôi vậy...”
Nghe tin con gái giành giật sự sống ở nước ngoài, chị G. không đứng dậy nổi. Ảnh: VietNamNet.
Gia đình anh N. "nợ ngập đầu", tiền vay cho con đi xuất khẩu lao động chưa trả hết, rồi tiền thuốc men cho H. - em gái thứ hai, giờ thêm tiền chữa trị cho T. ở Đài Loan vô cùng đắt đỏ khiến anh chị không biết xoay sở như thế nào.
Anh N. nghẹn lời: “Bệnh tình con tôi càng trở nặng, bệnh viện ở Đài Bắc đề nghị chuyển lên bệnh viện tuyến trên ở Đài Trung để điều trị tiếp nhưng vì chi phí cao quá nên gia đình tôi đành phải tiếp tục để cháu nằm điều trị tại Đài Bắc”, "Chiều ngày 3/9, đại diện công ty ở Đài Loan đã gửi giấy cam kết không chuyển viện về cho gia đình. Họ hỏi tôi trong trường hợp nếu cháu qua đời bên đó thì gia đình muốn đưa thi hài về hay hỏa tán mà tôi không biết trả lời thế nào nữa".
Gia đình, bà con chòm xóm mong muốn được đưa T. về nước để mọi người nhìn mặt lần cuối nhưng theo người đại diện công ty ở Đài Loan cho biết tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp nên không thể về là về được ngay, phải chờ chuyến bay nhân đạo, hơn nữa, cũng còn tùy vào sức khỏe của em T.
Cuộc sống đã quá khó khăn rồi nhưng tai họa cứ liên tiếp ập xuống gia đình T. Giờ đây, T. và gia đình rất cần sự chung tay, giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm và của cộng đồng người Việt ở Đài Loan. Chúng ta hãy cùng hy vọng, có phép màu nào đó sẽ xảy ra với T., giúp gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn này.
>> Xem thêm các bài viết khác tại Yan nhé!
PHÍA SAU ĐỒNG NGOẠI TỆ, LĐXK ĐÀI LOAN CỰC KHỔ TRĂM BỀ, GIA ĐÌNH LY TÁN
Đối với nhiều gia đình, xuất khẩu lao động là cách để thoát nghèo hiệu quả. Chịu khó xa gia đình, ra nước ngoài làm vài năm là đã có ngay một khoản tiền lớn đem về quê xây nhà, lo cho con ăn học hoặc đầu tư mua bán.
Người trẻ đi XKLĐ có cơ hội được đổi đời, khấm khá lên nhanh chóng nhưng phía sau đó là những khó khăn, mệt mỏi không biết chia sẻ cùng với ai.
Đó là nỗi nhớ người thân, con xa mẹ, chồng xa vợ, là sự vắng vẻ của những ngôi làng "ly hương". Thậm chí có người còn đánh đổi sức khỏe để tích cóp tiền gửi về nhà.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!