Vì không có đủ điều kiện nuôi dưỡng hay có những lý do bất khả kháng, đôi khi những người làm cha, mẹ đành lòng phải bỏ lại con cho người khác nuôi. Không phải đứa con nào cũng có thể thấu hiểu nỗi khổ tâm đó để yêu thương, tha thứ cho cha mẹ ruột.
Tuy nhiên, nhân vật trong câu chuyện dưới đây là một ngoại lệ. Bị mẹ bỏ rơi, thế nhưng người phụ nữ này chưa bao giờ cảm thấy trách hay hận bà.
Hình ảnh Phyllis ngày trẻ khi còn là y tá. (Ảnh: Irishpost).
>> Xem nhanh: Những bức ảnh thể hiện lòng hiếu thảo lay động trái tim
Trở thành trẻ mồ côi, người phụ nữ vẫn khao khát truy tìm danh tính mẹ ruột
Đó là trường hợp của Phyllis Whitsell, 64 tuổi, đến từ thành phố Birmingham. Bà đã kể lại về cuộc sống cũng như câu chuyện của mình trong suốt những năm tháng thời trẻ khi bí mật chăm sóc mẹ già ốm yếu dù từng bị bỏ rơi.
Được biết, trong 4 năm đầu đời, bà Phyllis từng phải ở trong trại trẻ mồ côi. Sau nhiều năm tháng nỗ lực, Phyllis Whitsell trở thành y tá giỏi tại một bệnh viện lớn khi mới chỉ hai mươi mấy tuổi.
Mặc dù thời gian đã trôi qua lâu, thế nhưng bà vẫn luôn nghĩ về đấng sinh thành của mình. Năm 1980, khi 25 tuổi, bà gọi về trại trẻ mồ côi mà mình từng sinh sống để hỏi về mẹ ruột. Nhờ đó, bà Phyllis biết được rằng mẹ mình là Bridget, một người phụ nữ Iceland có hoàn cảnh sống vô cùng đáng thương.
Được biết, bà không phải là đứa con duy nhất của mẹ. Bridget có đến 5 đứa con khác nhau mà không hề biết cha chúng là ai vì sau cú sốc bị anh ruột lạm dụng, người phụ nữ bắt đầu lang thang và suốt ngày say xỉn. Trước năm 1960, thi thoảng mẹ của bà vẫn ghé thăm con tại trại trẻ mồ côi nhưng lúc nào cũng trong trạng thái đầy hơi men.
Năm 25 tuổi, bà đã tìm được mẹ ruột và phát hiện hoàn cảnh đáng thương. (Ảnh: Mirror).
>> Đừng bỏ lỡ: Làm người, xin đừng để lòng hiếu thảo trở thành sự hối lỗi muộn màng
Thấu hiểu cho mẹ dù mình là người bị bỏ rơi
Mặc dù có hoàn cảnh đáng thương, thế nhưng Phyllis chưa bao giờ hận thù mẹ. Ngay cả khi chưa biết mẹ mình là ai, cô vẫn tâm niệm rằng “không người mẹ nào từ bỏ con mình, trừ khi họ có nỗi đau riêng”. Sau khi phát hiện được sự thật, Phyllis chia sẻ: “Tôi hiểu bà ấy vẫn luôn quan tâm tôi. Vì không thể chăm sóc tôi đúng cách nên việc giữ khoảng cách an toàn, để tôi sống ở trại mồ côi sẽ tốt hơn”.
Lúc phát hiện ra người mẹ năm xưa cũng chính là lúc mà Phyllis đang mang thai. Chồng bà hiểu được tình trạng của mẹ vợ nên ban đầu ngăn cản, không muốn Phyllis đi gặp mẹ. Sau khi sinh 2 tháng, bà tự lái xe đến thăm mẹ tại bệnh viện. Lúc này, Bridget trong tình trạng kiệt sức, người nhiều thương tích.
>> Có thể bạn quan tâm: Cảm động câu chuyện người con trai hiếu thảo vượt hơn 4000 km đưa tro cốt cha về quê ăn Tết
Giả làm y tá miễn phí để chăm sóc mẹ
Nhận ra mẹ tuy nhiên bà đã không tiết lộ về danh tính của mình. Bà chỉ cho mẹ biết mình là y tá được cử đi điều trị miễn phí cho bệnh nhân. Sau đó, bà tự thêm mẹ ruột vào danh sách bệnh nhân yêu cầu chăm sóc tại nhà. Mỗi tháng, Phyllis tự bỏ tiền lương ra để làm y tá đến chăm sóc mẹ, có đêm còn ngủ lại vì Bridget hay gặp ác mộng do ám ảnh quá khứ.
Cho đến một ngày, khi hiểu rằng mẹ không còn cầm cự nổi, bà mới nói rõ mình là ai với mẹ. Tuy nhiên, lúc này Bridget đã không còn đủ tỉnh táo để tiếp nhận thông tin từ con. Năm 1990, người phụ nữ qua đời mà không hề biết người chăm sóc mình trong vòng 9 năm lại là con gái ruột. Bản thân Phyllis cũng không thể bày tỏ tình cảm với mẹ dưới vai trò một người con.
Hình ảnh chụp lại trong lần đi dạo của bà Bridget và con. (Ảnh: Mirror).
Chia sẻ về hành động giấu thông tin của mình với mẹ, bà cho rằng sợ mẹ sẽ day dứt, mặc cảm khi biết sự thật. Tuy nhiên, bà cũng nhìn vấn đề dưới góc rất tích cực rằng ít ra cũng đã tìm được mẹ và chăm sóc. Không phải đứa trẻ mồ côi nào cũng may mắn có cơ hội này.
Câu chuyện của Phyllis đã trở thành niềm cảm hứng cho giới văn chương. Tấm lòng và câu chuyện hiếu thảo của bà đã được viết thành sách vì không phải đứa con nào cũng yêu thương và thấu hiểu mẹ ruột, dù mình là người bị bỏ rơi.
ẤM LÒNG KHOẢNH KHẮC NHỮNG ĐỨA BÉ MỒ CÔI ĐƯỢC NHẬN NUÔI
Tổ chức Together We Rise (tạm dịch: Cùng nhau Vươn lên) tại Mỹ đã cho biết mỗi ngày có khoảng 1200 đứa trẻ được nhận nuôi có cuộc sống khổ sở. Vì lý do đó, một số tổ chức nói chung và Together We Rise nói riêng đã ra đời để giúp đỡ và khuyến khích các gia đình nhận nuôi chúng một cách chính thức.
Điều bất ngờ là những thành viên của tổ chức này có tuổi đời còn rất trẻ. Họ là những sinh viên đại học hiểu được nỗi khổ của những đứa bé không có đủ mẹ cha và mong muốn giúp đỡ chúng.
Tuy nhiên, công việc ban đầu vô cùng khó khăn bởi các cơ quan chính phủ từ chối do cho rằng các sinh viên còn quá trẻ.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!