Cuộc hành trình hơn 1.400 km từ Thái Nguyên lên Đăk Lăk kéo dài 32 tiếng, bao gồm cả ăn uống, nghỉ ngơi. Tới đúng địa chỉ, đồng hồ báo khách tổng chi phí 17 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Công tặng lại cho khách 1 triệu, chỉ lấy về 16 triệu đồng.
Mới đây, bức ảnh chụp lại đồng hồ tính cước mà một tài xế taxi đăng tải trên diễn đàn ô tô khiến mạng xã hội dậy sóng. Theo đó, số tiền hơn 17 triệu đồng cho chuyến đi từ Thái Nguyên lên Đăk Lăk mà tài xế từng nhận được nhanh chóng trở thành đề tài tranh luận, nhất là trong giới lái taxi.
Nhiều ý kiến trái chiều dành cho chủ nhân bức ảnh. Người thì cho rằng tài xế may mắn gặp "khách sộp", làm vài ngày tiêu vài tuần. Cũng có người khẳng định hình ảnh này là hình cắt ghép, và chủ nhân của bức ảnh đã "chém gió" bởi không bao giờ có chuyện khách đi quãng đường xa đến hơn 1.400 km lại lựa chọn phương tiện taxi, vừa mất thời gian di chuyển, vừa đắt gấp vài lần so với ngồi máy bay tiện lợi.
Cước phí chuyến xe khiến nhiều người ngưỡng mộ và cả nghi ngờ tính chân thực.
Nhân vật chính, tài xế Lê Văn Công sau nhiều ngày im lặng đã chấp nhận chia sẻ với chúng tôi câu chuyện này. Theo đó, anh Công đang là tài xế của một hãng taxi khá nổi tiếng tại Thái Nguyên. Anh Công theo đuổi công việc ôm vô lăng từ năm 2012, tính đến nay cũng ngót nghét 4 năm.
Kể câu chuyện về con số 17 triệu nổi tiếng, anh Công bảo, đó là chuyến đi đáng nhớ nhất trong suốt quãng thời gian làm nghề chạy xe của anh. "Tháng 11/2015, tôi may mắn được 2 vợ chồng cùng một cô em gái đồng ý đi xe từ Thái Nguyên vào Đăk Lăk, quãng đường dài hơn 1.400 km", anh Công kể.
Chân dung tài xế taxi may mắn có "cuốc khách" đi một chuyến 17 triệu đồng.
Tiếp câu chuyện, anh Công nói, thật tình cờ khi hôm đó, bạn của anh chở gia đình nhà khách đi mua vé máy bay. Không may ra đến phòng vé, nhân viên không bán vì chị vợ bị bệnh đái tháo đường giai đoạn nặng, có thể nguy hiểm trong lúc di chuyển.
"Lý do quan trọng nhất khiến chị không được lên máy bay đó là cái chân. Trong một lần chị ấy về quê chơi bị nước ăn chân, vì chủ quan, chị đắp thuốc nam nên chân hoại tử. Dù đã tháo mất một khớp nhưng cái chân hoại tử vẫn ăn sâu, bốc mùi vô cùng khó ngửi", anh Công nói tiếp.
Bệnh tật khiến gia đình hành khách này quyết định trở lại Đak Lăk để chữa triệt để, vì ở Thái Nguyên họ chỉ có anh em, họ hàng xa. Nhưng khó khăn trong khâu mua vé máy bay, gia đình khách đã tính đến phương án thuê xe cứu thương về quê. Tuy nhiên, báo giá chuyến xe lên tới 25 triệu đồng. "Cân nhắc trước sau, cả nhà lựa chọn đi taxi, đỡ được chút nào hay chút đó", anh Công tường thuật lại.
Cuộc hành trình hơn 1.400 km từ Thái Nguyên lên Đăk Lăk kéo dài 32 tiếng, bao gồm cả ăn uống, nghỉ ngơi. Tới đúng địa chỉ, đồng hồ báo khách tổng chi phí 17 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Công tặng lại cho khách 1 triệu, chỉ lấy về 16 triệu đồng.
Anh Công đã bớt cho gia đình người khách 1 triệu đồng.
Sau cuốc đi nhớ đời đó, anh Công bảo mình vẫn thỉnh thoảng liên lạc với gia đình họ. Theo tin mới nhất mà anh Công nhận được, người vợ nhờ được chữa trị cẩn thận nên cái chân bị hoại tử giờ đã lành hẳn.
Trở lại câu chuyện bức ảnh gây bão, anh Công chia sẻ khi công khai hình ảnh, bản thân anh không suy nghĩ quá nhiều về những màn tranh luận ác ý phía sau. Trong buổi trà đá chuyện trò với anh em đồng nghiệp, anh Công chỉ định đưa bức ảnh lên để mọi người xem giải trí chứ không nhằm mục đích câu like.
Vì mọi tranh cãi đều bắt nguồn từ câu chuyện vui nên tài xế Công mong chấm dứt mọi tranh luận những ngày qua, bởi nó gây ảnh hưởng tới công việc cũng như tinh thần của anh khá nhiều.
Ảnh: nhân vật cung cấp
Cách trả giá mà không bị chửi:
- Tham khảo giá trước khi mua, khi ra chợ mua trả giá phải tự tin nhất là đối với các mặt hàng quần áo.
- Nếu trả giá mà tháy mấy cô cười đáp lại tức là bạn đã bị hớ, vậy thì cứ giả vờ quên mang ví rồi đi luôn.
- Đi cùng với bạn để cùng kỳ kèo giá cả, đi với người trả giá giỏi càng tốt.
- Nhìn mặt của người bán để đoán tâm lý và đưa ra giá cả