Hiện nay, có rất nhiều F0 đủ điều kiện để cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà. Do chủ quan hoặc không có điều kiện nên phần lớn những người mắc Covid-19 đều sử dụng chung nhà vệ sinh với các thành viên khác trong gia đình. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan, tuy nhiên khả năng lại khá thấp. Đây là thông tin được đưa ra từ nhiều cuộc nghiên cứu.
Sử dụng nhà vệ sinh chung với F0 tuy có nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan nhưng khả năng lại không nhiều. (Ảnh: Pinterest)
Trang Express đăng tải, mới đây Đại học Quốc gia Australia đã đưa ra kết luận từ một số cuộc nghiên cứu liên quan đến việc lây lan virus SARS-CoV-2. Theo đó, các chuyên gia nhận định không có bằng chứng nào cho thấy các bệnh truyền nhiễm như Covid-19 lây truyền qua đường không khí, kể cả là ở khu vực nhà vệ sinh.
Kết luận này trái ngược hoàn toàn so với công bố từ một số nghiên cứu trước đây, rằng nhà vệ sinh công cộng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây truyền Covid-19 do khả năng thông gió kém, nhiều người cùng sử dụng và xả việc xả nước có thể truyền virus vào không khí.
Những nơi có khả năng thông gió kém thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan virus hơn. (Ảnh: Meta)
Giáo sư Sotiris Vardoulakis (Đại học Quốc gia Australia) cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành điều tra tác động thực sự của việc sử dụng chung phòng vệ sinh trong vòng 18 tháng. Họ còn đánh giá 38 khảo sát nhằm đánh giá nguy cơ lây truyền virus và vi khuẩn ở nhà vệ sinh công cộng một cách chính xác nhất. Cuối cùng họ chỉ tìm thấy một số nguy cơ lây nhiễm từ việc xả nước trong nhà vệ sinh và sử dụng hệ thống làm khô tay.
Còn theo kết quả nghiên cứu của Đại học Florida Atlantic (Mỹ), ở những khu vực thông gió kém, các hạt khí dung kích cỡ lớn có tiềm ẩn nguy cơ. Tuy nhiên, chúng thường bay hơi nhanh, từ đó hình thành các giọt bắn nhỏ lơ lửng hoặc giảm kích thước và khối lượng.
Bên cạnh đó, Giáo sư Vardoulakis phân tích: "Có một số lý do khiến rủi ro khi dùng chung nhà vệ sinh thấp: mọi người không ở lâu trong đó và không tương tác với những người khác. Các khí dung bạn có thể hít vào khi xả bồn cầu đến từ chất thải của chính bạn. Nguy cơ lây nhiễm chéo không cao". Dù vậy, ông vẫn khuyến cáo mọi người nên giảm thiểu thời gian vào WC, rửa và lau khô tay đúng cách, không sử dụng điện thoại di động, ăn uống để đảm bảo an toàn sức khoẻ bản thân một cách tốt nhất có thể.
Tất cả mọi người nên rửa tay sạch sẽ sau khi sử dụng nhà vệ sinh. (Ảnh: Vinmec)
Trước đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu môi trường được lấy từ nhà vệ sinh ở nhiều bệnh viện phòng chống Covid-19 tại Anh, Singapore, Trung Quốc và Italy.
Tuy nhiên, giải thích về điều này, Giáo sư Vardoulakis cho biết, mọi người phải hiểu rõ ô nhiễm khác với lây truyền. Và dù muốn giảm yếu tố nào chăng nữa thì mọi người cũng nên làm theo những khuyến cáo sau: Dùng khăn giấy làm khô tay thay vì sử dụng máy sấy, đóng nắp bồn cầu trước khi ấn xả... Đặc biệt, phải luôn sát trùng tay thường xuyên, tránh trường hợp dính virus từ bề mặt công cộng.
Hãy nhớ virus có thể bám trên các bề mặt, kể cả tay nắm cửa. (Ảnh: Thanh Niên)
Tuy khả năng lây lan dịch bệnh từ nhà vệ sinh công cộng thấp, thế nhưng mọi người cũng tuyệt đối không được chủ quan. Hãy thực hiện nghiêm chỉnh các quy định phòng dịch, không chỉ trong nhà vệ sinh mà còn là ở bất kỳ đâu bạn đến.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO NGƯỜI MẮC NCOV CẦN TRÁNH XA THÚ CƯNG
Trong Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà được Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số 4156 có khuyến cáo, những người nhiễm nCoV không nên tiếp xúc với vật nuôi. Đồng thời, những trường hợp sống chung nhà với các F0 cũng không nên tiếp xúc gần với thú cưng, động vật, cả trong và ngoài gia đình. Bởi lẽ, theo bác sĩ chuyên khoa 1 tại Bệnh viện Quận 10 Bùi Trung Hậu, chó mèo có thể là "vật trung gian" mang mầm bệnh.
Hiện nay, đã có tài liệu chứng minh virus SARS-CoV-2 có thể lây lan từ động vật sang người. Vì vậy, nếu thú cưng vô tình tiếp xúc với F0 thì lông của chúng cũng có thể dính virus SARS-CoV-2. Khi người chủ vuốt ve, ôm ấp... chúng sẽ dễ bị virus xâm nhập vào cơ thể.