Tất Cả Các Loại Dầu Ăn Đều Có Cách Sử Dụng Giống Nhau? Bạn Đã Nhầm!

09:30 22/08/2018

Tính tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều loại dầu ăn từ thực vật khác nhau. Mục đích sử dụng phổ biến nhất của dầu ăn vẫn là cho các món xào, chiên với nhiệt độ cao.

Tất Cả Các Loại Dầu Ăn Đều Có Cách Sử Dụng Giống Nhau? Bạn Đã Nhầm!

Thế nhưng, ít ai biết rằng mỗi loại dầu thực vật lại có cách phản ứng riêng với nhiệt độ, không những nhiệt độ cao làm ảnh hưởng tới chất lượng của dầu ăn mà nó đôi khi còn tạo nên những tạp chất không tốt cho sức khoẻ.

Vậy, phải sử dụng loại dầu ăn nào cho các hoạt động hàng ngày?

1. Dầu dừa

Tất Cả Các Loại Dầu Ăn Đều Có Cách Sử Dụng Giống Nhau? Bạn Đã Nhầm!

Nếu sử dụng dầu dừa để ăn trực tiếp mà không chế biến sẽ không tốt cho sức khoẻ. Khi được sử dụng để nấu nướng với nhiệt độ cao, dầu dừa lại tỏ rõ ưu thế của mình vì những chất béo no trong dầu dừa rất khó bị biển đổi ở nhiệt độ cao

Thêm vào đó, dầu dừa dễ bảo quản khi có thể để tới nhiều tháng thậm chí vài năm mà không hỏng hóc.

Trong dầu dừa còn có nhiều chất có lợi cho sức khoẻ, điển hình nhất là acid lauric (chất tồn tại trong sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ thống miễn dịch), chất này còn giúp cải thiện cholesterol tốt cũng như chuyển hoá thành monolaurin trong cơ thể, chống lại các loại virus nguy hiểm kể cả SARS và HIV.

Trong một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2015 của giáo sư Martin Grootveld, ông thống kê các loại dầu ăn khi được sử dụng ở nhiệt độ caodầu dừa là loại dầu có hàm lượng độc tố thấp nhất khi sử dụng.

Dùng ra sao để tốt cho sức khoẻ?

Lợi ích lớn nhất của dầu dừa vẫn là cho các hoạt động chiên, xào

Nghiên cứu vào năm 2014 của Đại học Columbia cho thấy, dầu dừa có thể được tái sử dụng tối đa 3 tới 4 lần.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại đây cũng khuyến cáo không nên sử dụng dầu dừa với nhiệt độ quá 190 độ C vì vượt qua mức nhiệt độ này sẽ sản sinh hợp chất có hại cho sức khoẻ.

2. Dầu ô liu

Tất Cả Các Loại Dầu Ăn Đều Có Cách Sử Dụng Giống Nhau? Bạn Đã Nhầm!

Dầu ô liu vẫn được biết tới là loại dầu ăn tốt nhất cho sức khoẻ và là một trong những phụ gia không thể thiếu cho người ăn kiêng.

Dầu ô liu làm cơ thể sản sinh nhiều cholesterol tốt (HDL cholesterol) đồng thời giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) trong máu.

Nghiên cứu vào năm 2013 của trung tâm y tế Mayo, Mỹ cho thấy, dầu ô liu giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, ung thư vú, giúp chống tăng huyết áp, đồng thời cải thiện insulin trong cơ thể, giúp đấu tranh với bệnh tiểu đường loại 2.

Loại dầu này cũng khá đỏng đảnh trong bảo quản khi dễ bị hỏng ngoài nhiệt độ bình thường.

Để bảo quản dầu ô liu, nên đựng trong chai thuỷ tinh màu xanh nhạt, cất trong tủ máttối để tránh tình trạng hỏng. 

Dùng ra sao để tốt cho sức khoẻ?

Nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho hay, mỗi người chỉ nên tiêu thụ tối đa từ 25 cho tới 30ml dầu ô liu mỗi ngày.

Dầu ô liu hoạt động tốt nhất khi không qua sơ chế, điển hình là các món salad hay dùng dầu tưới lên món ăn hoặc thậm chí uống trực tiếp mỗi ngày. 

3. Dầu lạc

Tất Cả Các Loại Dầu Ăn Đều Có Cách Sử Dụng Giống Nhau? Bạn Đã Nhầm!

Nhiều người đánh giá dầu lạc là một trong số những loại dầu có hương vị tốt nhất. Mặc dù vậy, loại dầu này không tốt chút nào để sử dụng khi nấu nướng.

Dầu lạc dễ bị ảnh hưởng khi gặp nhiệt độ cao. Loại dầu này lại là nguyên liệu được ưa chuộng khi làm các loại salad hoặc các món ăn sử dụng dầu tự nhiên không sơ chế.

Thêm vào đó, có đặc tính giống với các loại dầu hạt hay ô liu nên dầu lạc không bảo quản được lâu, để tăng tuổi thọ cho những chai dầu lạc, người ta thường thêm một lượng nhỏ vitamin E, một vitamin tốt cho da.

Dùng ra sao để tốt cho sức khoẻ?

Các nghiên cứu từ tổ chức dinh dưỡng thế giới cho thấy, dầu lạc có đặc tính khá tương đồng với dầu ô liu khi có thể làm giảm các nguy cơ tim mạch, chống tăng huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch cũng như phòng chống ung thư.

Theo hiệp hội quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), sử dụng từ 45 đến 90ml dầu lạc mỗi ngày giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

4. Các loại dầu từ hạt

Tất Cả Các Loại Dầu Ăn Đều Có Cách Sử Dụng Giống Nhau? Bạn Đã Nhầm!

Những loại dầu được làm từ hạt (ví dụ như dầu đậu nành) được chế biến rất kĩ trong nhà máy, các sản phẩm này mang tới lượng acid béo omega-6 cực lớn cho cơ thể.

Mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng omega-6 giúp con người trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, thế nhưng hấp thụ quá nhiều omega-6 trong dầu thực vật có thể làm gia tăng trữ nước trong cơ thể, kéo theo đó là việc tăng huyết áp cũng như tăng nguy cơ đông máu trong mạch.

Trong nghiên cứu vào tháng 10 năm 2008 của các nhà khoa học Thuỵ Điển (được thống kê vào cuốn "Hồi kí ung thư toàn cầu") còn cho thấy việc hấp thụ quá nhiều chất béo này còn khiến phụ nữ tăng khả năng mắc ung thư vú.

Các loại dầu từ hạt khi gặp nhiệt độ cao sẽ dẫn tới tình trạng oxy hoá và biến chất, đây chính là lý do tại sao không nên sử dụng các loại dầu từ hạt cho các hoạt động nấu nướng thông thường.

Theo nghiên cứu năm 2015, các loại dầu từ hạt là sản phẩm người dùng cần tránh. Giáo sư Martin Grootveld phát biểu:

"Đây là điều thường thấy trong hoá học khi những thứ tưởng chừng tốt cho sức khoẻ lại biến thành một hợp chất rất độc hại ở nhiệt độ cao".

Như vậy, tốt nhất là nên giữ trong tủ bếp gia đình ít nhất 2 chai dầu cho 2 mục đích khác nhau: dầu dừa cho các hoạt động nấu nướng thông thường, dầu ô liu nếu như muốn làm salad. Đừng sử dụng chúng sai cách và cũng đừng nghĩ rằng sử dụng một loại dầu cho tất cả các hoạt động sẽ tốt cho sức khoẻ.