Nghĩa cử cao đẹp: Chủ tịch UBND quận lái xe cấp cứu, hỗ trợ F0

18:15 19/11/2021

Tối ngày 19/11, TP.HCM sẽ tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào không qua khỏi trong đại dịch Covid-19. Song song đó, cơ quan chức năng vẫn đang xây dựng các phương án phòng chống dịch, hỗ trợ cuộc sống an sinh cho bà con.

 
Một tài xế xe oxy nghỉ mệt sau hành trình dài hỗ trợ "vận chuyển hơi thở" cho F0. (Ảnh: Tổ quốc)
Một tài xế xe oxy nghỉ mệt sau hành trình dài hỗ trợ "vận chuyển hơi thở" cho F0. (Ảnh: Tổ quốc)

Chủ tịch UBND quận trực tiếp lái xe cấp cứu mùa dịch

Zing News đăng tải, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, dịch bùng khắp thành phố, quận 11 cũng có không ít người nhiễm Covid-19. Hiểu được tình thế đó, ông Trần Phi Long - Chủ tịch UBND TP.HCM đã chủ động điều phối cán bộ, giúp đỡ bà con trong vấn đề an sinh, xét nghiệm và cả tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Bệnh dịch ngày càng phức tạp, ông Long đích thân xuống địa bàn trong hình ảnh khoác tấm áo lưới gile, chân đi xăng đan, mặc đồ bảo hộ rồi tự lái xe cấp cứu, mua đồ giúp bà con. Những khoảnh khắc đó khiến mọi người tăng thêm ý chí chống dịch, và ấn tượng không thể nào quên.

Thế nhưng, từ tháng 7, bệnh dịch trở nên căng thẳng hơn. Bệnh nhân tăng lên, trường hợp trở nặng cũng đông hơn trước. Thiếu xe cứu thương, cơ sở vật chất hay đến giường bệnh cùng trở nên khan hiếm, nhiều F0 phải nhường chỗ cho nhau để cùng điều trị. "Thời điểm đó thảm lắm. Trời mưa. Người bệnh mệt mà phải mặc áo mưa chờ giữa trời mưa, tôi không cầm được nước mắt" - ông Long trải lòng.

>>> Bài viết liên quan: Một tỉnh có F0 vô tư ra ngoài mua thuốc về uống, 3-4 ngày sau đi làm

 
Những chuyến xe đưa bệnh nhân nhiễm Covid-19 đến nơi điều trị. (Ảnh: Người Lao Động)
Những chuyến xe đưa bệnh nhân nhiễm Covid-19 đến nơi điều trị. (Ảnh: Người Lao Động)

Thương bà con, nhiều lần ông Long "xé rào", đưa cả một xe container lớn về để trữ thi hài F0 đã ra đi. Chia sẻ với Zing News, ông nói: "Đánh đổi bằng mọi giá để bà con không qua khỏi ít nhất". Dẫu rằng sau đó, quận 11 cũng có 430 người ra vì đại dịch, thế nhưng những quyết định mạnh mẽ của ông Long đã được không ít bà con ngưỡng mộ.

Nỗi đau còn lại nhưng người sống vẫn phải tiếp tục sống

Vào sáng ngày 19/11, tại khu vực chùa Linh Quang (phường 2, quận Bình Thạnh), các tăng ni phật tử đã tổ chức buổi lễ cầu siêu cho những người không qua vì dịch. Tại đây còn có sự góp mặt của thân nhân, gia đình người đã khuất.

Thanh Niên đăng tải, bà H. (51 tuổi) vừa mất mẹ nghẹn ngào nói: "Tôi gửi tro cốt của mẹ tại chùa, ba tôi nhiều lần bảo tôi muốn đến gặp thầy nhờ thầy làm phép để được đi theo vợ. Nhưng tôi giải thích thầy không biết làm phép, ba mới về từ cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc' mà ba đòi ra đi, người còn sống thì vẫn phải sống tiếp". Mặc dù mẹ đã khuất nhiều tháng nhưng bà vẫn chưa tin đó là sự thật. Thế nhưng, những người thân trong gia đình vẫn cố gắng động viên nhau, bảo ban để cố gắng vượt qua nỗi tang thương.

>>> Đừng quên: Chưa đầy nửa tháng, Việt Nam đã nhận hơn 3 triệu liều vaccine từ Mỹ

 
Lễ cầu siêu được tổ chức trong chùa nhằm xoa dịu nỗi đau của gia đình có người ra đi. (Ảnh: Thanh Niên)
Lễ cầu siêu được tổ chức trong chùa nhằm xoa dịu nỗi đau của gia đình có người ra đi. (Ảnh: Thanh Niên)

Được biết, hiện tại chùa Linh Quang có 46 hũ tro cốt của người khuất vì Covid-19; chùa Pháp Hoa (quận 6, TP.HCM) có 138 hũ,... Trong thời gian qua, các chùa hoặc nhà thờ vẫn thường xuyên làm lễ, xoa dịu phần nào nỗi đau gia đình có người thân ra đi vì dịch. 

Hi vọng trong thời gian tới, dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát để mọi người lại được tiếp tục sống và yêu thương cuộc đời.

Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!

SỐ CA NHIỄM COVID-19 TĂNG CAO, MẠNH NHẤT KỂ TỪ ĐẦU THÁNG 10 ĐẾN NAY

Tuổi Trẻ đưa tin, trong vòng 7 ngày qua, Bộ Y  tế đã ghi nhận số ca nhiễm bình quân là 9.126 ca/ngày. Đáng chú ý, số liệu này chỉ đạt 7.821 ca/ngày vào tuần liền kề trước đó. Về số F0 không qua khỏi, trong tuần qua có 2 ngày vượt qua 100 ca, trung bình 90 trường hợp/ngày. 

Việc các bệnh nhân nhiễm Covid-19 không qua khỏi tăng nhanh sẽ khiến cho tình hình chống dịch căng thẳng hơn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải gấp rút đưa ra những biện pháp can thiệp, hạn chế số bệnh nhân ra đi. 

Hiện tại, TP.HCM vẫn là địa phương "tâm dịch". Trung bình mỗi ngày thành phố có lượng người nhiễm Covid-19 là trên 1.000 ca. Đặc biệt, số người không qua khỏi cũng có xu hướng tăng.