Cả thế giới hiện nay đang phải đối mặt trực tiếp với dịch Covid-19. Với tình hình diễn biến phức tạp thế này, trước khi tìm ra được thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa thì nỗi lo lắng của mọi người vẫn chưa thể giảm bớt.
Tuy nhiên, trong lịch sử cũng đã ghi nhận những căn bệnh dịch nguy hiểm không kém với Covid-19. Và một điều trùng hợp ít ai nhận ra đó là chu kì của những bệnh dịch này đều quay vòng mỗi 100 năm.
Dịch Covid-19 là một trong những dịch bệnh nằm trong chu kì 100 năm. Ảnh: Foxnews
Dịch hạch Marseille - 1720
Khởi đầu cho chuỗi chu kì 100 năm đó chính là năm 1720 khi xảy ra bệnh dịch hạch ở Marseille (Pháp). Mặc dù không tàn khốc như “Cái chết đen” ở thế kỷ 14 nhưng thiệt hại mà dịch bệnh này gây ra cũng đủ khiến nó trở thành một trong những bệnh dịch nghiêm trọng nhất châu Âu đầu thế kỷ 18.
Dịch hạch Marseille bắt nguồn từ thành phố cùng tên rồi lan sang các tỉnh lân cận ở nước Pháp. Ảnh: Thenews
Căn bệnh đã cướp đi mạng sống của 100 nghìn người dân tại thành phố Marseille cũng như các tỉnh lân cận. Trong 2 năm dịch bệnh này hoành hành, nền kinh tế tại những khu vực bị ảnh hưởng cũng suy giảm. Tuy nhiên dù thời đó công nghệ chưa phát triển song nhờ chính quyền thành phố Marseille đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ mà tình hình nơi đây cũng sớm được phục hồi.
>> Xem thêm: Cái Chết Đen - nguyên nhân khiến dân Do Thái gần như tuyệt chủng
Dịch tả Ấn Độ - 1820
100 năm sau trận dịch hạch Marseille, đại dịch tả đầu tiên trên thế giới xuất hiện bắt nguồn từ Bengal, sau đó lây lan và bùng phát mạnh mẽ ở Ấn Độ vào năm 1820. Riêng khi lan sang Indonesia, bệnh dịch này đã khiến hơn 100 nghìn người trên đảo Java tử vong.
Trong suốt khoảng thời gian ghi nhận dịch bệnh tiếp diễn cho đến năm 1860, dịch tả này đã khiến 23 triệu người không qua khỏi. Ảnh: Thenews
Con số này có lẽ còn lớn hơn trong năm đó khi có đến 10 nghìn binh lính Anh không qua khỏi, cùng với đó là cướp đi mạng sống của không biết bao nhiêu người tại Ấn Độ, Trung Quốc và vùng biển Caspi. Nguyên nhân chính của dịch bệnh được cho là bởi người dân đã sử dụng nước trong hồ có nhiễm vi khuẩn gây bệnh chết người.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha – 1920
Bắt đầu từ năm 1918 và kéo dài cho đến hết năm 1920, đại dịch cúm Tây Ban Nha được coi là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử. Xảy ra vào đúng thời kì Thế chiến thứ I, vì thế mà sức lây lan của căn bệnh này là vô cùng khủng khiếp.
Số người tử vong bởi dịch cúm Tây Ban Nha thậm chí còn nhiều hơn số người chết của 2 thế chiến cộng lại. Ảnh: BBC
Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ghi chép lại thì cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm cho 1/3 dân số thế giới. Chỉ tính riêng tại Tây Ban Nha, dịch bệnh này đã khiến 50 triệu người thiệt mạng. Con số tử vong trên toàn thế giới lên tới 100 triệu người.
Nguyên nhân của dịch được cho là lây nhiễm từ chim hoặc lợn. Ảnh: BBC
Nhiều ngôi làng ở Pháp, Mexico, Iran, Thụy Sĩ hay châu Phi vào thời điểm đó thậm chí còn sạch bóng người vì tất cả đều qua đời bởi dịch bệnh. Những đất nước khi đó đang ở thế bị cô lập như Tahiti, Úc hay New Zealand cũng ghi nhận số người tử vong rất cao.
>> Đừng bỏ lỡ: Bệnh lạ kinh hoàng hơn cả 'cái chết đen'
Đại dịch Covid-19 – 2020
Tiếp tục chu kì 100 năm đầy trùng hợp đó, cả thế giới hiện nay lại đang phải đối mặt với dịch Covid-19. Xuất hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên tại Vũ Hán, dịch bệnh này đã khiến không chỉ thành phố này mà sau đó là cả Trung Quốc tiến hành phong tỏa.
Bắt đầu xuất hiện vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán, dịch Covid-19 ngày một diễn biến phức tạp trong năm 2020. Ảnh: SCMP
Tuy nhiên cho đến nay dịch Covid-19 vẫn diễn ra khá phức tạp. Theo số liệu của đại học John Hopkins, tính đến hết ngày 17/4 đã có hơn 2,2 triệu ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới và ghi nhận gần 150 nghìn ca tử vong.
Các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu để tìm ra phương pháp đẩy lùi dịch Covid-19. Ảnh: ABC News
Dịch Covid-19 cũng gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế thế giới khi hàng loạt quốc gia thực hiện giãn cách xã hội, mọi người hạn chế ra đường, tụ tập nơi đông người khiến nhiều ngành nghề bị đình trệ. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng chạy đua để tìm ra được vaccine phòng ngừa với hi vọng sớm đẩy lùi được dịch bệnh này.
>> Có thể bạn quan tâm: WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch
Những con số đầy trùng hợp khi lặp lại chu kì 100 năm khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết đến. Tuy nhiên chắc chắn rằng sẽ chẳng ai muốn 100 năm sau thế giới lại gặp phải bất cứ dịch bệnh nào tương tự cả.
Cùng cập nhật thêm nhiều thông tin tại YAN nhé!
Thông tin từ: Thenews/ CDC/ Foxnews
NHỮNG CĂN BỆNH NGUY HIỂM NHẤT LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
- Cái chết đen: Đây được xem là một trong những đại dịch tàn khốc nhất lịch sử khi có đến 75 triệu người tử vong. Nguyên nhân của dịch bệnh được cho là sự xuất hiện của dịch hạch.
- Bại liệt: Đây là một chứng bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus, có khả năng lây từ người sang người. Trong khoảng thời gian năm 1916, đã có khoảng 10 nghìn người tử vong vì bại liệt.
- Đậu mùa: Đây là một căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người. Trong thế kỉ 18, đậu mùa đã khiến khoảng 60 triệu người châu Âu tử vong nhưng cho đến nay đã bị xóa bỏ vĩnh viễn.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!