"Chú hề lười biếng": Loại sâu độc nhất thế giới, mạnh hơn rắn hổ mang

09:15 22/06/2020

Sâu Lonomia obliqua là gì?

Lonomia obliqua có biệt danh chú hề lười biếng là một trong những loài sâu độc nhất thế giới thuộc họ Ngài hoàng đế (Saturniidae). Hầu hết chúng thường sống trên thân cây ở khu vực rừng nhiệt đới miền nam Brazil. Với vẻ ngoài vô hại không khác gì sâu bình thường nhưng thực chất nọc độc của chúng có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong qua con đường tiếp xúc. 

 
Sâu Lonomia obliqua có vẻ ngoài không quá khác biệt so với sâu róm - Ảnh: Pinterest
Sâu Lonomia obliqua có vẻ ngoài không quá khác biệt so với sâu róm - Ảnh: Pinterest

>> Xem thêm: 3 ngôi làng phụ nữ “kỳ lạ”: Phụ nữ 70kg được lấy chồng

Phần lớn Lonomia obliqua đều sở hữu khả năng ngụy trang hoàn hảo bằng cách ẩn mình với màu sắc tương tự hoàn cảnh xung quanh. Nếu muốn phát hiện loài sâu này thì khá khó. Bạn chỉ có thể xác định được chúng khi chúng xuất hiện trong lớp vỏ màu sáng trong vòng 2-3 tháng trong năm. 

Dấu hiệu nhận biết trúng độc 

Theo thống kê, đã có 500 trường hợp tử vong mà hung thủ chính là những con sâu róm nhìn như vô hại này. Phần lớn nguyên nhân khiến người thám hiểm hoặc người dân trúng độc do vô tình dựa lên thân cây. Gai của chúng có khả năng tiết ra một chất làm chống đông máu cực mạnh. Chất độc của chúng mạnh hơn nhóm rắn hổ Bothrops, kẻ đã gây ra hơn 90% trường hợp bị tai nạn do rắn ở Brazil.

 
Chúng thường ẩn mình trên các thân cây và rất khó để phát hiện - Ảnh: Flickr
Chúng thường ẩn mình trên các thân cây và rất khó để phát hiện - Ảnh: Flickr

>> Có thể bạn quan tâm: Lý giải hòn đá 300 tấn "biết đi"?

Triệu chứng tiêu biểu khi nhiễm độc do Lonomia obliqua gây ra gồm: Suy thận và huyết tan (hội chứng vỡ hồng cầu do thiếu máu), chảy máu bên trong trầm trọng. Nếu chẳng may trúng độc, nạn nhân có thể chết chỉ sau 5.94 giây (Nhiều hơn 0.06 giây so với việc bị loài rắn độc nhất cắn). 

 
Vết thương do sâu Lonomia obliqua gây ra - Ảnh: Pinterest
Vết thương do sâu Lonomia obliqua gây ra - Ảnh: Pinterest

>> Đừng bỏ lỡ: Sự thật "té ngửa" về vẻ đẹp công chúa đẹp nhất Ba Tư

Mặc dù sở hữu độc tố nguy hiểm nhưng loài sâu Lonomia obliqua này lại rất có ích trong việc nghiên cứu khoa học. Khả năng chống đông máu trong chất độc của chúng có thể sử dụng trong việc nghiên cứu sử dụng chống lại các vết tụ máu. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang trong quá trình tìm hiểu nhằm bóc tách dược hiệu từ chúng. 

Để biết thêm chi tiết hãy cùng xem video và chia sẻ cảm nhận với YAN ngay nhé!

4 loài sâu là “sát thủ” giết người ẩn mình dưới vẻ ngoài vô hại:

- Sâu sồi: Đặc điểm nhận dạng của loài sâu sồi này chính là cơ thể màu vàng, có nhiều gai nhọn. Chúng thường xuyên ẩn mình trên cành cây sồi hoặc cây liễu. Nạn nhân khi trúng độc thường có biểu hiện là vết thương phát ban cực kỳ đau đớn. 

- Sâu bướm túi: Nếu chẳng may bị chúng tấn công thì nạn nhân có thể bị xuất huyết đến chết do chất độc của chúng gây ra. 

- Sâu đuôi bờm: Chúng luôn dự trữ chất độc có khả năng chống đông máu đủ mạnh để khiến một người trưởng thành tử vong. 

- Sâu Saddleback Caterpillar: Đây là nỗi ám ảnh của con người khi độc của chúng có thể gây ra hiện tượng phát ban nặng, buồn nôn vài ngày.