Choáng với chàng tiến sĩ trẻ và cuộc sống "sang chảnh" trong thùng rác

19:00 17/01/2017

Cuộc sống “sang chảnh” của một giảng viên tại Mỹ trong thùng rác cũ kĩ do mình "khai quật" được đã khiến cộng đồng mạng ngạc nhiên.

Rất nhiều người ngạc nhiên về một cuộc sống sang chảnh trong... thùng rác.
Rất nhiều người ngạc nhiên về một cuộc sống "sang chảnh" trong thùng rác.

Tiến sĩ Jeff Wilson, một giảng viên thuộc trường đại học Huston-Tillotson University, thành phố Austin, bang Texas đã khiến mọi người phải trầm trồ bởi nơi ở được trang trí "siêu sang" ngay trong thùng rác. Nơi ở mới của Jeff là thùng rác cỡ lớn màu xanh cũ kĩ nằm đằng sau khu kí túc xá nữ sinh của trường đại học anh đang giảng dạy.

Lấy ý tưởng từ việc xây dựng một nơi ở chiếm diện tích nhỏ nhất, thân thiện nhất với môi trường nhưng vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người sử dụng, tiến sĩ Wilson đã lựa chọn sống trong một chiếc thùng rác cũ kĩ và hoàn thiện dần để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. 

Chiếc thùng rác chật hẹp chính là không gian sống lí tưởng của tiến sĩ Wilson.
Chiếc thùng rác chật hẹp chính là không gian sống lí tưởng của tiến sĩ Wilson.

Cảm thấy mình sẽ làm được nhiều điều với cuộc sống độc thân, tiến sĩ Wilson đã bắt đầu bán sạch đồ đạc qua mạng và tự biến mình trở thành kẻ "vô sản". Sau đó, anh đăng ký thực hiện "Dự án thùng rác" – trải nghiệm cuộc sống trong chiếc thùng rác chỉ rộng hơn 3m2 tại trường đại học Huston-Tillotson University.

Khi bắt đầu dự án, tiến sĩ Wilson đã tuyên bố mục đích của mình: "Cuối cùng, chúng ta có thể tạo ra một căn nhà kiểu mẫu và có thể đặt được ở khắp mọi nơi trên thế giới này với tổng giá thành chưa tới 10.000 USD".

Ban đầu, tiến sĩ Wilson gần như không hề sửa sang gì và phải nằm ngủ trên mặt sàn thùng rác cùng vài tấm bìa các-tông đơn giản lót bên dưới. Đồng thời, anh chấp nhận che mưa, chắn nắng bằng một tấm vải bạt tạm bợ trên nóc nhà.

Ban đầu, anh Wilson chưa hề sửa sang gì mà vẫn chấp nhận sống trong cảng "nguyên thuỷ".
Ban đầu, anh Wilson chưa hề sửa sang gì mà vẫn chấp nhận sống "nguyên thuỷ".

Sau đó, tiến sĩ Wilson mới tiến hành sơn lại tường nhà và sắp đặt một số vật dụng nhỏ bên trong không gian sống của mình. Dẫu vậy, anh vẫn gặp khó khăn khi phải sống trong chiếc thùng rác chật hẹp vào mỗi buổi trưa hè. Chính vì thế, việc lắp đặt hệ thống cách nhiệt luôn được coi là một ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn tiếp theo của "dự án thùng rác".

Tiến sĩ Wilson lập tức cải tạo lại sàn của căn nhà, sử dụng khoảng không bên dưới để làm nhà kho kiêm tủ đựng đồ khá tiện lợi.
Tiến sĩ Wilson lập tức cải tạo lại sàn của căn nhà, sử dụng khoảng không bên dưới để làm nhà kho kiêm tủ đựng đồ khá tiện lợi.

Choáng với chàng tiến sĩ trẻ và cuộc sống

Do làm bằng kim loại nên vào giữa mùa hè, chiếc thùng rác của anh có thể nóng tới hơn 50 độ C. Vì vậy, tiến sĩ Wilson đã phải sắm cho mình một chiếc điều hòa nhiệt độ nhỏ. Với hệ thống theo dõi môi trường gắn bên ngoài, tiến sĩ có thể theo dõi rất chi tiết về điều kiện nhiệt độ cũng như độ ẩm bên trong căn nhà để có những điều chỉnh phù hợp hơn.

Trong giai đoạn tiếp theo, anh sẽ lên kế hoạch lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt với đầy đủ tiện nghi tối thiểu cho ngôi nhà này. Ngoài ra, hệ thống điện chạy bằng năng lượng Mặt Trời còn giúp vị tiến sĩ trẻ tuổi có thể tự chủ nguồn năng lượng cũng như "mông má" lại căn nhà để mọi người không còn nhận ra đây là chiếc thùng rác nữa.

Vị tiến sĩ trẻ đang từng bước cải tạo chiếc thùng rác cũ thành một căn hộ với đầy đủ tiện nghi.
Vị tiến sĩ trẻ đang từng bước cải tạo chiếc thùng rác cũ thành một căn hộ với đầy đủ tiện nghi.

Hiện tiến sĩ Wilson đang lên kế hoạch về vấn đề sống "tiết kiệm", bao gồm việc giảm tải không gian nhà ở, sử dụng ít nước và năng lượng hơn cũng như hạn chế lượng rác thải được đẩy ra môi trường.

Tiến sĩ Wilson tỏ ra khá vui vẻ khi "căn nhà thùng rác" được đón tiếp hàng loạt những vị khách ghé thăm. Anh cho biết bên cạnh công việc giảng dạy về các vấn đề khoa học môi trường – sinh thái học thì "Dự án thùng rác" cũng là một dự án giáo dục nhằm giúp sinh viên có cái nhìn trực quan về lối sống thân thiện với môi trường.

Ảnh: Tổng hợp.