Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn sinh ra gió khô nóng, kết hợp cùng vị trí nằm ở rìa đông nam vùng áp thấp nóng phía tây nên từ 7/6 -10/6, nắng nóng sẽ xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành.
Đặc biệt, ở Hà Nội và TP.HCM, nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể lên đến hơn 39 độ C, chỉ số tia cực tím cũng nằm ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao.
Một người đi đường tận dụng bìa cát tông để che nắng (Ảnh: Dân sinh)
>>Xem thêm: Dự báo thời tiết 7/6: Bắc - Trung bộ nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao
Chỉ số tia UV ở mức nguy hại
Theo trang dự báo thời tiết Weather Online của Anh chỉ số tia UV tối đa tại Hà Nội và TP.HCM trong 2 ngày tới sẽ đạt dao động quanh mức 10. Còn Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cũng dự báo chỉ số tia cực tím ở Hà Nội và Đà Nẵng trong ngày 7/6 ở mức 7 đến 9, gây nguy hại cao cho mắt và da của con người.
Theo Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số tia cực tím nằm ở khoảng từ 0-2 là mức thấp, nhưng vẫn cần sử dụng các biện pháp bảo vệ da khi ra đường. Còn chỉ số tia cực tím dao động từ 8 đến 10 nằm ở ngưỡng nguy hại, có thể gây ra hiện tượng bỏng da chỉ sau 25 phút tiếp xúc với ánh mặt trời mà không có gì che chắn. Còn chỉ số tia cực tím ở mức 11 trở lên được xếp vào ngưỡng rất cao, gây nguy hiểm, làm tổn thương da, bỏng mắt sau khoảng 15 phút tiếp xúc ánh nắng.
Người dân Thủ đô "trốn nắng" dưới bóng cây (Ảnh: VietNammoi)
Được biết, bức xạ cực tím là thành phần trong ánh nắng mặt trời, trong đó tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB) có thể gây tổn thương đến tế bào da. Còn tia cực tím C có thể gây ung thư da nhưng hầu hết sẽ bị tầng ozone chặn lại.
Theo VnExpress đăng tải, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ để lại những hậu quả khôn lường cho da và mắt. Nếu tiếp xúc trực tiếp sẽ dẫn đến da bị bỏng, khô, sạm, .. mất đàn hồi, nhanh lão hóa và gây ung thư da. Không chỉ vậy, tia cực tím còn gây hại đến thị giác như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm.
Cần sử dụng áo chống nắng, đeo kính râm để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (Ảnh: Người Lao động)
>>Xem thêm: Cuộc sống hiện tại của cô nàng "hot girl thời tiết" từng gây bão CĐM
Người dân cần sử dụng những đồ chống nắng để bảo vệ cơ thể
Theo VnExpress, bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Phó trưởng khoa Laser và Săn Sóc da, Bệnh viện Da Liễu Trung ương đã có những khuyến cáo dành cho người dân để tránh những tác hại của tia cực tím. Theo đó, khi ra đường, mọi người nên sử dụng khẩu trang, quần, áo chống nắng dày, đúng quy chuẩn.
Người dân cần lựa chọn và sử dụng loại kem chống nắng thích hợp. Ví dụ như khi đi biển trong mùa hè, cần thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 50+. Đối với những người không thường xuyên làm việc trong môi trường ánh nắng trực tiếp thì có thể dùng sản phẩm kem chống nắng có chỉ số thấp hơn.
Nếu thường xuyên ra nắng từ ban ngày đến khi trời tối, nên sử dụng đủ lượng kem chống nắng cần thiết. Hãy thoa kem chống năng trung bình 3 lần/ngày hoặc cách 3 giờ một lần. Ngoài ra, chú ý hãy thoa kem trước khi ra nắng 20 phút.
Người dân tận dụng những vật sẵn có để che kín khi ra đường trong thời tiết nắng nóng (Ảnh: Zing.vn)
>>Xem thêm: Ngày đầu đợt nắng: Người Hà Nội vật vã dưới thời tiết khắc nghiệt
Bác sĩ Thành cũng nhấn mạnh, không có chỉ số chống nắng nào có thể bảo vệ hoàn toàn cho da, do đó, vùng da thoa kem chống nắng vẫn luôn cần được che chắn và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Đồng thời, nếu có thể, chúng ta hãy sắp xếp công việc hợp lý để tránh đứng dưới ánh nắng quá lâu.
Bạn nghĩ như thế nào về chỉ số tia cực tím ở Hà Nội và TP.HCM chạm mức nguy hiểm ? Cho chúng mình biết ý kiến tại YAN Netizen nhé!
Cùng cập nhật những thông tin mới nhất trên YAN nhé!
(Theo VnExpress)
Nắng nóng lên đến 40 độ C, nhiều người nhập viện vì sốc nhiệt
Ngay từ đầu mùa hè, người dân ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực Bắc Bộ đã phải sống trong thời tiết nắng nóng. Điển hình là khoảng thời gian từ 20-22/5 vừa qua, Hà Nội và một số tỉnh thành ghi nhận nhiệt độ cao nhất lên tới 40 độ C.
Tình trạng nắng nóng gay gắt cũng khiến nhiều người mất nước, kiệt sức, thậm chí phải nhập viện vì đột quỵ do sốc nhiệt khi phải làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Như một trường hợp người phụ nữ 49 tuổi ở Quảng Ninh, được đưa tới Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng rối loạn ý thức, rối loạn đông máu, tổn thương đa tạng. Được biết, trước đó người này đã đốt nương rẫy. Sức nóng của lửa cùng nền nhiệt cao khiến bà bị say nắng, sốc nhiệt và rơi vào trạng thái hôn mê. Rất may đã được phát hiện và chữa trị kịp thời nên bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
Không chỉ người phụ nữ nói trên, các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội như viện Tim, Da liễu,.. cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp đột quỵ, bỏng nắng,... do ảnh hưởng của nhiệt độ cao. Bạn có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY.