Chàng Tây toát mồ hôi với những "quy tắc ngầm" trên mâm cỗ người Việt

09:45 28/08/2020

Từ xưa tới nay, Việt Nam luôn có những tập tục truyền thống, những lối sống được truyền dạy bao đời trong bữa ăn như "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "kính trên nhường dưới", và cả những thói quen "lạ" đối với người ngoại quốc...

Chính vì vậy, nếu chưa tìm hiểu kỹ nền văn hoá Việt, người nước ngoài sẽ phải ngạc nhiên vì những luật "bất thành văn" khi đi ăn cỗ ở nước ta, như trong câu chuyện của anh chàng Tây dưới đây.

 
Các bữa ăn cỗ của người Việt đều có những "luật bất thành văn" chỉ người Việt hiểu. (Ảnh minh hoạ - Tiin)
Các bữa ăn cỗ của người Việt đều có những "luật bất thành văn" chỉ người Việt hiểu. (Ảnh minh hoạ - Tiin)

>>> Có thể bạn muốn biết: Nhóm người ngang nhiên trải chiếu gần ngã tư ăn cỗ gây bức xúc​

Câu chuyện gây sốt dân tình

Mới đây, một chàng Tây đã thu hút đông đảo dân tình mạng khi chia sẻ một bài văn dài kể lại trải nghiệm ăn cỗ tại Việt Nam. Mở đầu với câu kể rằng mọi người đều hân hoan ngồi xuống bàn đầy thức ăn thơm ngon, sau đó lấy cho mình những món đồ cần thiết.

Anh chàng kể: "Những người trung niên bắt đầu lấy đồ trong các đĩa đồ ăn lớn, chọn ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh".

 
Các bữa ăn thường được chia rõ mâm người lớn - trẻ em... (Ảnh minh hoạ - B. QN)
Các bữa ăn thường được chia rõ mâm người lớn - trẻ em... (Ảnh minh hoạ - B. QN)

Sau đó, anh chàng để ý được rằng các chị em phụ nữ cũng bắt đầu tìm những miếng ăn đẹp mắt, ngon miệng nhất trong chiếc nồi to rồi chia cho bọn trẻ nhỏ.

Bữa ăn ồn ào khiến anh chàng này không biết nó đã bắt đầu hay chưa. Anh viết: "Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay cầm cọng rau, vặt lấy vài lá rồi để cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông cho đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại nói với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi".

 
Người lớn thường nhường hết cho các bé "hay ăn chóng lớn". (Ảnh: Tuổi trẻ)
Người lớn thường nhường hết cho các bé "hay ăn chóng lớn". (Ảnh: Tuổi trẻ)

Được nửa bữa ăn, chàng trai này chứng kiến các vị trưởng lão đã ăn xong, tiếp đó, một người con gái bưng trà đến kính cẩn mời họ. 

Anh chàng này còn ngạc nhiên khi được một người khác dùng đôi đũa họ vừa ăn để gắp thức ăn cho mình. Anh chàng băn khoăn không biết nên ăn miếng đó hay không. Anh chàng cũng học cách gặp cho những bậc lớn tuổi, tuy vậy miếng ngon cứ được mời hết người này qua người khác, cuối cùng yên vị ở bát của chủ nhà.

 
Miếng ăn cuối cùng dường như chẳng ai động vào. (Ảnh minh hoạ - Baland)
Miếng ăn cuối cùng dường như chẳng ai động vào. (Ảnh minh hoạ - Baland)

Sau bữa ăn, anh chàng rút ra được nhiều kết luận. Anh tâm sự: "Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa, cũng không hiểu vì sao.

Ôi! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, ồn ào và vất vả quá mức nhưng cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc....".

>>> Xem thêm: Thà bỏ bữa chứ không thể ngồi cùng người dùng đũa khuấy loạn thức ăn​

Nhận định của dân tình

Bài đăng này thu hút đông đảo cộng đồng mạng, bởi dường như họ nhìn thấy một phần "bữa ăn hàng ngày" của mình trong đó. Nhiều người đã hài hước để lại nhận định của mình.

"Đúng như ở nhà mình luôn. Bố mẹ thì nhường đồ ăn cho ông bà, ông bà lại chỉ sợ cháu chắt chẳng có nên lại gắp cho chúng".

"Đúng là bình thường người ta đều để lại miếng cuối cùng, chẳng ai dám gắp.".

"Đúng là những luật bất thành văn, từ việc gắp đồ ăn nhường nhau cho đến việc để lại miếng cuối cùng. Giống như kiểu các cụ ăn xong đều được phục vụ trà nước, bởi họ ăn nhanh chứ không lai rai như các bố vậy... Đây dường như là nét văn hoá ăn uống của người Việt rồi, chẳng chệch đi đâu!".

 
Để hiểu rõ được phong tục, văn hoá ăn uống của người Việt quả là không dễ dàng. (Ảnh minh hoạ - QTV)
Để hiểu rõ được phong tục, văn hoá ăn uống của người Việt quả là không dễ dàng. (Ảnh minh hoạ - QTV)

>>> Đừng bỏ lỡ: Người phụ nữ trút cỗ mang về khi quan khách vẫn đang ăn gây bức xúc​

Đúng là, mỗi quốc gia đều có những "luật bất thành văn" riêng. Và những điều trên có lẽ chỉ có người Việt, hoặc sống rất lâu ở Việt Nam mới hiểu và quen được với phong cách ăn uống này mà thôi.

Mâm cơm của người Việt truyền thống luôn có những quy tắc ngầm để mọi người làm theo. Bởi nếu những điều này xuất hiện ở mâm cơm, người ấy sẽ có phần kém duyên. Một số luật bất thành văn cơ bản phải kể đến chính là những điều sau đây.

- Không cắm đũa dựng đứng trong chén cơm.

- Không lật cá.

- Không gõ đũa vào chén.

- Không xới đồ ăn lung tung.

- Ngồi lại bàn khi đã ăn xong.

>>> XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY