Nằm trải dài 18 km dọc theo bờ biển trên vịnh Bengal, nơi này có hơn 200.000 người Bangladesh lao động và dỡ lên đến 100 chiếc tàu một năm.
Gần thành phố cảng Chittagong ở Bangladesh là một khu phế liệu tàu biển lớn nhất trên thế giới. Nằm trải dài 18 km dọc theo bờ biển trên vịnh Bengal, nơi này có hơn 200.000 người Bangladesh lao động và dỡ lên đến 100 chiếc tàu một năm.
Làm việc trong môi trường độc hại, người lao động phải dỡ các xác tàu và phân chúng ra từng mảnh nhỏ, từ chiếc bu lông đến cái đinh tán bằng tay trần và một chiếc đèn hàn hỗ trợ. Tất cả các mảnh kim loại có giá trị đều được xe tải ở bờ biển mang đến lò nơi nấu chảy. Một nửa sắt thép tại thị trường Bangladesh đến từ các lò luyện kim này.
Dỡ xác tàu là một trong những công việc thu lại lợi nhuận lớn nhất Chittagong. Trong 3-4 tháng, việc dỡ những xác tàu tại Bangladesh thu về lợi nhuận trung bình hàng triệu đô. Lao động giá rẻ và tiêu chuẩn an toàn kém chính là nhân tố tạo nên món lợi khổng lồ này.
Tuy nhiên, những công nhân phải hít các khí thải độc hại và có thể bị thương vong trong các vụ nổ khí ga. Rất nhiều công nhân bị ngộ độc, bị thương, và thậm chí có người còn bị mù mắt trong các vụ tai nạn. Đó chính là "cái giá phải trả" của những người lao động tại đây.