Một cổ vật được giám chứng là có niên đại từ thế kỉ 13 vừa được tìm thấy, gây chấn động cho giới khảo cố thế giới.
Theo như hình dạng của vật này, người ta có thể dễ dàng hình dung đây là một chiếc "điện thoại di động"- một phát minh của thế kỉ 20. Các nhà khảo cổ tìm thấy vật kì lạ này trong cuộc khai quật gần đây ở điểm khảo cố Fuschl Am See, Áo.
Hình dạng của cổ vật giống với một chiếc điện thoại di động. (Ảnh: Internet)
Các chuyên gia khảo cho hay họ chưa từng nhìn thấy một cổ vật nào có hình dạng lạ lùng như thế. Trên mặt của chiếc "điện thoại di động" này có những phím vuông, khắc chữ tượng hình giống như số điện thoại.
Điều kì lạ hơn là những chữ tượng hình này vốn dĩ xuất phát từ nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại, một nơi có vị trí địa lí vô cùng cách xa nước Áo. Theo giới chuyên môn, chữ tượng hình trên chiếc điện thoại này là loại chữ tượng hình cổ xưa nhất hành tinh, xuất phát từ nên văn hóa Fuente Magna, Nam Mỹ. Nhiều giả thuyết cho rằng các dòng giao thương mua bán đã đem cổ vật này từ khu vực Nam Mỹ lưu lạc sang Áo trong thế kỉ này.
Chiếc điện thoại với với "bàn phím" được khắc chữ tượng hình. (Ảnh: Internet)
Cho đến nay, các nhà khảo cố vẫn chưa xác minh được hiện vật được tìm thấy là cái gì, được chế tạo dựa trên mục đích nào. Nhiều nhà giả tưởng nghi ngờ phải chăng hiện tượng du hành thời gian là có thật giúp con người đem một tạo vật giống điện thoại di động từ thế kỉ 20 về thời điểm này.
Một số khác lại cho rằng vòng lặp sáng tạo của con người đôi khi bị trùng lại theo thời gian, có lẽ trong thế kỉ 13, một nhà nghệ thuật nào đó đã sáng tạo nên vật thể có ý tưởng trùng với hình dáng của một chiếc điện thoại di động của thời hiện đại.