Sau vụ việc cây đổ tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trường học đã tiến hành chặt cây, tỉa cành để đề phòng bất trắc.
Không ít cư dân mạng cho rằng nên tìm biện pháp khác hợp lý hơn bởi lẽ chặt hết cây giữa trời nắng nóng là không phù hợp.
Cộng đồng mạng cho rằng việc chặt cây trong trường là không phù hợp. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cộng đồng mạng tranh cãi về các phương pháp chống cây đổ
Những ngày gần đây có khá nhiều hình ảnh liên quan đến các cây cổ thụ trong trường học trên cả nước liên tục được đăng tải lên MXH.
Gỗ chất ngổn ngang ở sân trường sau khi tỉa trụi cành của 2 cây xà cừ ở Nghệ An. (Ảnh: Chụp màn hình)
Sự việc các trường học chặt cây vì sợ đổ khiến cộng đồng mạng tiếc nuối và lo lắng về việc học sinh không có bóng mát mỗi khi tới trường. Thậm chí nhìn những cây xanh bị đốn hạ, nhiều người không khỏi buồn bã bởi các kỷ niệm học trò cũng vì nó mà tan vỡ. Vì thế mà phần đông cư dân mạng cho rằng nên tìm biện pháp xử lý, bảo vệ nó chứ đừng đi chặt hết cây.
Một ý tưởng bảo vệ thay vì chặt cây được cộng đồng mạng chia sẻ. (Ảnh: KSC)
Nổi bật nhất trong tuần này phải kể đến sự kiện rào sắt xung quanh cây phượng vĩ và việc đốn trụi cành lá 2 cây xà cừ 40 năm tuổi. Rất nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận bày tỏ cái nhìn của bản thân về 2 sự việc này. Người thì cho rằng thay vì chặt trụi cành lá thì nên rào lại bằng trụ sắt chống ngã, người lại bác bỏ và đưa ra bằng chứng có rào cũng đổ.
Ý kiến của cư dân mạng về việc cắt trụi cành lá của cây cổ thụ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cư dân mạng cho rằng rào cây như vậy không hợp lý vì khi có mưa to gió lớn thì cây cũng đổ như thường. (Ảnh: Chụp màn hình)
Một số khác lại chỉ ra bất cập khi sử dụng phương pháp rào cây. (Ảnh: KSC)
>> Đừng bỏ lỡ: Dông lốc tại Sài Gòn, cây bật gốc đè người đi đường
Nhiều trường chặt cây cổ thụ giữa trời nắng nóng
Mới đây một đoạn video ghi lại cảnh hai cây xà hơn 40 năm tuổi tại trường học cấp 3 tại Nghi Lộc, Nghệ An bị cắt tỉa cành khiến cộng đồng mạng bàn tán rầm rộ. Vốn là những cây cổ thụ hàng chục tuổi giờ đây bị cắt tỉa trơ trụi lá, chỉ còn cành nhỏ. Hình ảnh khiến cư dân mạng và đặc biệt là học sinh của trường cấp 3 này tiếc nuối, hụt hẫng.
Cựu học sinh của trường chia sẻ với Tuổi Trẻ: “Xem video chặt cây xà cừ mà thấy xót xa quá. Hồi mình còn đi học đã thấy mấy cây xà cừ xanh tốt này rồi, bao nhiêu kỷ niệm học trò gắn với nó, nay cây bị chặt cành đi, cảm thấy như mất mát một cái gì đó”.
Hai cây xà xử cổ thụ bị đốn trụi khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Chụp màn hình)
Một người sinh sống gần trường cũng cho biết thêm: “Bao nhiêu mùa mưa bão đi qua, kể cả trận bão lớn vào năm 2010, nhà dân bị gió thổi tốc mái nhưng hai cây xà cừ này vẫn không sao. Cũng không thấy cây có biểu hiện bị bệnh, mục ruỗng có nguy cơ gãy đổ nhưng không hiểu sao đợt này nhà trường lại cho chặt hết chỉ còn trơ thân cây như thế”.
Không chỉ riêng trường cấp 3 ở Nghi Lộc một trường mầm non khác ở thành phố Vinh cũng bất ngờ chặt hạ 2 cây phượng to trước cổng. Thay vào đó, trường đã trồng thêm 2 cây xanh khác nhưng vẫn trơ trụi chưa có cành tạo bóng mát cho học sinh.
Một trường mầm non khác ở Nghệ An cũng chặt bỏ hai cây phượng trước cổng. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
>> Xem thêm: Cây cổ thụ bật gốc khiến nhiều học sinh bị thương, 1 em tử vong
Sở GD-ĐT Nghệ An: Việc chặt cây lâu năm là chưa phù hợp
Sở GD-ĐT Nghệ An vào ngày 1/6 đã có văn bản định hướng các trường học cùng cơ quan chuyên môn phối hợp để rà lại cây xanh trong khuôn viên trường. Đối với những trường hợp có hiện tượng sâu, mối mọt hay bị nghiêng thì cần phải xử lý kịp thời một cách phù hợp. Ngoài ra Sở cũng yêu cầu các trường không làm việc một cách máy móc khi chặt cây đồng loạt khiến môi trường bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn là chánh Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An chia sẻ với Tuổi Trẻ rằng Sở đã trực tiếp làm việc với nhà trường cấp 3 tại Nghi Lộc - Nghệ An. Ông cũng khẳng định thêm việc nhà trường chặt cây lâu năm là chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của ngành.
Cây xà cừ trơ trụi sau khi bị đốn trụi. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
>> Xem ngay: TP.HCM: Cây cổ thụ bật gốc do mưa lớn, gây ra thiệt hại đáng kể
Hiện tại với trường hợp cây cổ thụ lâu năm bị cắt tỉa một cách triệt để như vậy, Sở GD-ĐT Nghệ An đã yêu cầu trường rút kinh nghiệm và sớm có giải pháp xử lý.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo rà soát, yêu cầu không tự ý chặt cây
Chỉ trong vòng 1 tuần nhưng các trường hợp cây bị bật gốc liên tiếp xảy ra khiến nhiều người lo ngại về vấn đề an toàn của bản thân khi đây lại là mùa mưa bão.
Theo Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh việc cây xanh cần giữ hay bỏ như thế nào cần phải có sự khảo sát nhất định của chuyên gia chứ không tự ý xử lý.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ với Zing: “Cái gì cũng phải hợp lý, khoa học mới làm. Thành phố đang thiếu cây xanh, mảng xanh rất quan trọng”.
Mặt khác hiện tại cây xanh tại thành phố lớn đang thiếu chính vì vậy không tự ý chặt cây, trước mắt cần phải kiểm tra lại những cây có tuổi đời lâu năm nếu có hiện tượng mục rỗng cần xử lý ngay.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.