CĐM lên tiếng chỉ trích hai người mặc đồ bảo hộ đi siêu thị mua sắm

13:05 01/04/2020

Ngay từ khi Covid-19 xuất hiện ở hơn 203 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, các vật dụng y tế thiết yếu như găng tay, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang và đồ bảo hộ trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết.

Theo khuyến cáo của Bộ y tế, chúng ta có thể sử dụng khẩu trang vải và hạn chế ra đường, để dành các vật dụng y tế cho những người cần hơn, đó là các chuyên viên y tế trực tiếp khám và chữa trị cho người bệnh. Tuy vậy, vẫn có nhiều trường hợp phung phí đồ bảo hộ khi họ chỉ dùng chúng để đi chợ, đi mua sắm...

 
Các y bác sĩ là những người cần sử dụng đồ bảo hộ y tế nhất. (Ảnh: Thanh Niên)
Các y bác sĩ là những người cần sử dụng đồ bảo hộ y tế nhất. (Ảnh: Thanh Niên)

Hai người mặc đồ bảo hộ đi mua sắm bị cư dân mạng chỉ trích

Theo trang Asia One, hình ảnh dưới đây được ghi lại tại một siêu thị ở Indonesia, cho thấy có hai người mặc đồ bảo hộ đi trung tâm thương mại mua sắm thực phẩm trong khi tại nước này, các vật dụng y tế như khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ đang vô cùng khan hiếm. Việc họ mặc đồ bảo hộ cho một hoạt động thường nhật đã khiến cư dân mạng bức xúc, bởi hành động này vừa gây lo lắng cho những người tiếp xúc xung quanh siêu thị, lại khiến cho số lượng vật dụng thiết yếu đến tay các bác sĩ ngày càng ít đi.

 
Hình ảnh ghi lại hai người mặc đồ bảo hộ đi siêu thị gây lo lắng cho những người xung quanh. (Ảnh: Asia One)
Hình ảnh ghi lại hai người mặc đồ bảo hộ đi siêu thị gây lo lắng cho những người xung quanh. (Ảnh: Asia One)

Cũng xuất hiện trong một khu chợ khác ở Indonesia là hai người mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay và khẩu trang kín mít từ đầu đến chân. Giữa tình hình dịch bệnh đang khá căng thẳng ở Indonesia, việc ưu tiên dành vật dụng y tế cho các bác sĩ tuyến đầu là điều nên làm. Mặc dù biết rằng ai cũng lo lắng cho sức khoẻ của chính mình nhưng cơ hội gặp phải rủi ro lớn nhất vẫn thuộc về các y bác sĩ và họ cần được bảo vệ tối đa trong cuộc chiến chống Covid-19.

 
Hai người xuất hiện trong một khu chợ khác cũng mặc đồ bảo hộ. (Ảnh: Pinterest)
Hai người xuất hiện trong một khu chợ khác cũng mặc đồ bảo hộ. (Ảnh: Pinterest)

>> Xem thêm: Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 nâng tổng số lên 212 bệnh nhân

Đồ bảo hộ khan hiếm ở nhiều quốc gia, các y bác sĩ phải sử dụng túi rác để thay thế

Hiện tại trên thế giới, các vật dụng y tế trở nên khan hiếm và "cháy hàng" tại các siêu thị, hiệu thuốc, cửa hàng cung cấp trang thiết bị y tế. Thậm chí ở nhiều quốc gia, các bác sĩ phải sử dụng túi rác để thay thế cho đồ bảo hộ, bởi khi nghe tin về dịch bệnh, nhiều người đã đổ xô đi mua, tích trữ tại nhà với số lượng lớn.

 
Các bác sĩ ở Philippines trong trang phục bảo hộ "handmade" vì thiếu vật dụng y tế. (Ảnh: FB)
Các bác sĩ ở Philippines trong trang phục bảo hộ "handmade" vì thiếu vật dụng y tế. (Ảnh: FB)

Chẳng hạn ở nhiều nơi tại Philippines, Mỹ và Cộng hòa Séc, các y bác sĩ và nhân viên y tế đã phải dùng tới túi rác, mặt nạ của thợ lặn, thậm chí chắp vá các túi ni lông để làm đồ bảo hộ. Những hình ảnh này khiến cư dân mạng không khỏi xót xa vì người thì quá dư thừa và sử dụng phung phí, người lại thiếu thốn và tái sử dụng nhiều ngày liền.

 
Nhân viên y tế tại New York phải sử dụng túi rác thay cho đồ bảo hộ. (Ảnh: Twitter)
Nhân viên y tế tại New York phải sử dụng túi rác thay cho đồ bảo hộ. (Ảnh: Twitter)

 
Mặt nạ của thợ lặn cũng được sử dụng triệt để tại Prague, Cộng hoà Séc. (Ảnh: Twitter)
Mặt nạ của thợ lặn cũng được sử dụng triệt để tại Prague, Cộng hoà Séc. (Ảnh: Twitter)

>> Đừng bỏ lỡ: Y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai lạc quan vẫy tay chào qua cửa kính

Khuyến khích sử dụng khẩu trang vải, khẩu trang dùng nhiều lần

Ở nhiều quốc gia, việc có nhiều người đổ xô đi mua và tích trữ khẩu trang y tế đã một phần ảnh hưởng đến công tác điều trị, chống dịch của các y bác sĩ. Trên thực tế, các bác sĩ trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân mới là những người cần sử dụng khẩu trang y tế nhất. Thậm chí có những bệnh viện cạn kiệt khẩu trang đến nỗi các y bác sĩ phải tái sử dụng khẩu trang y tế liên tiếp trong nhiều ngày.

 
Hong Kong sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để có thể tái sử dụng. (Ảnh: SCMP)
Hong Kong sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để có thể tái sử dụng. (Ảnh: SCMP)

Vì vậy, để có đủ số lượng khẩu trang y tế cho những người thực sự cần đến nó, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo sử dụng khẩu trang vải thay cho khẩu trang y tế. Với tác dụng ngăn chặn giọt bắn ngang nhau, khẩu trang vải sử dụng xong có thể giặt sạch và tái sử dụng nhiều lần. Hơn nữa, việc phòng chống lây lan virus cũng phụ thuộc vào ý thức của mỗi người như hạn chế tụ tập đông người và nhớ rửa tay thường xuyên.

 
Việt Nam tăng cường sản xuất khẩu trang vải để cung cấp đầy đủ cho mọi người. (Ảnh: VnExpress)
Việt Nam tăng cường sản xuất khẩu trang vải để cung cấp đầy đủ cho mọi người. (Ảnh: VnExpress)

>> Xem ngay: Cảm động hình ảnh các y bác sĩ nữ tại Vũ Hán phải tự tay cắt tóc

Những ngày này, các y bác sĩ trên khắp thế giới đang phải chiến đấu vất vả để đẩy lùi Covid-19. Chính vì vậy, ý thức cá nhân của mỗi người đang được đề cao và trở thành nguồn động lực để các bác sĩ có thể yên tâm công tác. Việc tích trữ khẩu trang, đồ bảo hộ là không cần thiết trong lúc này, hãy dành nó cho những người cần hơn.

Cùng cập nhật những tin tức mới nhất và hấp dẫn nhất tại YAN nhé!

Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng 95 tuổi may khẩu trang hỗ trợ chống dịch

Ngay từ những ngày đầu tiên Việt Nam công bố có bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, nhiều người đã đổ xô đi mua khẩu trang tích trữ cho cả gia đình, khiến nhiều nơi "cháy hàng", không đủ cung cấp.

Khẩu trang y tế trở thành vật dụng được "săn đón" tại hầu hết các hiệu thuốc nhưng mọi người đều quên mất rằng khẩu trang vải cũng có tác dụng tương đương.

Lo lắng khẩu trang không đủ cung cấp cho mọi người, một Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng ở TP.HCM đã đóng góp cho công việc phòng chống dịch bệnh bằng cách tự tay cắt may những chiếc khẩu trang bằng vải.

Hình ảnh bà cụ già 95 tuổi cần mẫn bên máy may dù trời đã nhá nhem khiến nhiều cư dân mạng xúc động.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY!

Các diễn biến mới nhất về dịch Corona sẽ liên tục được cập nhật TẠI ĐÂY!