Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây

11:30 05/05/2016

Những ngày gần đây câu chuyện phòng trọ trở thành đề tài bàn tán của nhiều bạn trẻ. Những bức thiết về bạn cùng phòng, tiền thuê trọ hay điều kiện sinh hoạt thiếu thốn được nhiều bạn trẻ chia sẻ từ đông sang tây.

Trào lưu #ventyourent tại London, Anh:

Những ngày gần đây, một nhóm những nhà hoạt động xã hội Generation Rent khởi xướng chiến dịch kêu gọi chia sẻ những bất cập trong việc ở trọ kèm theo hashtag #ventyourent trên các trang mạng xã hội như Tumblr, Twitter.

Chiến dịch nhanh chóng nhận được sự đồng tình hưởng ứng từ nhiều cư dân mạng và trở thành trào lưu của những người thuê trọ tại London, Anh. Thông qua đó là những câu chuyện “dở khóc dở cười” sẽ được phản ánh cụ thể qua những tấm bìa carton và chụp ảnh đăng tải, kèm hashtag.

Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tâyCâu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây

Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây


3 triệu người thuê trọ tại London đang từng ngày chịu đựng những rất nhiều điều bất cập. (Ảnh: Internet)
3 triệu người thuê trọ tại London đang từng ngày chịu đựng những rất nhiều điều bất cập. (Ảnh: Internet)

 Nhiều lí do được chia sẻ thông qua #ventyourent: giá thuê phòng đắt đỏ, phòng ẩm thấp thiếu vệ sinh, nhiều gián rệp, giá thuê phòng cao, thiếu giường ngủ, phòng thiếu ánh sáng, trần nhà bị thủng… là một trong vô vàn những câu chuyện được đưa ra. London hào nhoáng và hoa lệ nhưng góc khuất đằng sau vẫn còn nhiều bất cập mà các bạn sinh viên thuê phòng phải đối mặt hàng tháng.

Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây

Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tâyCâu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây

Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây

Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây

Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây


Vô vàn câu chuyện được chia sẻ kèm theo hashtag #ventyourent. (Ảnh: Internet)
Vô vàn câu chuyện được chia sẻ kèm theo hashtag #ventyourent. (Ảnh: Internet)

Có trường hợp giá thuê phòng đắt đỏ ngốn hết gần nửa tháng lương, có bạn đang sống trong cảnh trần nhà thủng ngay bên trên giường ngủ đã 6 tháng nay, hay trường hợp phải ở ghép đến tận 8 người… Dù nhiều tình huống khó khăn phải đối mặt nhưng những người trẻ tại London vẫn cố từng ngày chịu đựng vì không đủ khả năng chi trả cho những nơi tốt hơn.

Điệp khúc “bạn chung phòng” tại nước ta

Việc thuê nhà trọ của sinh viên Việt Nam cũng phong phú và thú vị không kém. Câu chuyện cùng ăn, ở, sinh hoạt của những người từ thân thiết đến xa lạ vẫn ngày ngày xảy ra mâu thuẫn hẳn còn là câu chuyện dài hơi.

Đa phần người người ở trọ sẽ ưu tiên chọn bạn cùng phòng là: bạn bè, cùng quê, cùng lớp, cùng trường cũ… nhưng cũng không ít người chọn cách tìm phòng ở ghép với những người xa lạ. Sinh hoạt lâu ngày dài tháng, những xích mích, va chạm là điều không thể trách khỏi. Những lí do được đưa ra chủ yếu: không sóng phẳng về tiền bạc, không hợp tính, sinh hoạt thiếu vệ sinh…


Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt dẫn đến không ít chuyện bất hòa. (Ảnh: Internet)
Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt dẫn đến không ít chuyện bất hòa. (Ảnh: Internet)

Nhiều người tán thành việc rõ ràng chi phí trong sinh hoạt đối với bạn cùng phòng. Tuy nhiên việc quá sòng phẳng đến mức chi li từng thứ vụn vặt như: lọ tiêu, nước mắm, quả ổi, bắp cải… đều được kê khai ra giấy và tính toán từng chút một khiến không ít người lắc đầu ngao ngán.

Câu chuyện “khó khăn lẫn khó đỡ” về thuê trọ từ đông sang tây


Sự chi li của bạn cùng phòng khiến không ít người lắc đầu ngao ngán. (Ảnh: Internet)
Sự chi li của bạn cùng phòng khiến không ít người lắc đầu ngao ngán. (Ảnh: Internet)

Ấy là chưa kể đến việc bạn cùng phòng thiếu tế nhị, thường xuyên dẫn người yêu về. Điển hình như câu chuyện gần đây của Quỳnh Mai quận Cầu Giấy, Hà Nội: “Mỗi lần kêu cửa tận 30 - 40 phút sau mới ra mở trong bộ dạng: đầu tóc rũ rượi quần áo xộc xệch. Thậm chí những hôm thời tiết oi bức, mệt mỏi về đến phòng thấy phòng khóa cửa trong, chúng nó ở trong phát ra đủ tiếng động mà ai-cũng-biết-là-tiếng-gì-đó. Nhiều lúc nổi cáu, mình chỉ gọi 1, 2 tiếng không thấy phản ứng thì ra cà phê hay tá túc nhà bạn, chờ gọi điện thì về”.


Sự thiếu tế nhị: biến phòng chung thành phòng riêng. (Ảnh: Internet)
Sự thiếu tế nhị: biến phòng chung thành phòng riêng. (Ảnh: Internet)

Ở trọ là vô vàn câu chuyện bi – hài, mỗi người một tình huống khác nhau. Không chỉ việc thiếu điều kiện sinh hoạt mà còn là câu chuyện về ý thức của mỗi cá nhân khi sống trong cùng một tập thể. Và có lẽ dù cuộc sống ở trọ vẫn còn là câu chuyện dài tập hơn cả "Cô dâu 8 tuổi" nhưng luôn là một phần kỉ niệm "để đời" của mỗi bạn trẻ đã trải qua kiếp sinh viên, trọ học xa nhà.