Trang Yangtze Evening News tại Nam Kinh, Trung Quốc vừa đưa tin về một phụ nữ họ Liu, 46 tuổi sống ở Vũ Hán (Trung Quốc) đã bị phình vỡ động mạch do ngâm chân không đúng cách dẫn tới tử vong.
Các bác sĩ tại Bệnh viện số 2 thị trấn Mai Châu, Quảng Đông (Trung Quốc) cho biết:
“Việc ngâm chân có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và thúc đẩy chức năng của lá lách, dạ dày. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể ngâm chân nước nóng một cách tùy tiện”
Trong trường hợp của người phụ nữ, bác sĩ cũng khẳng định việc phình động mạch không liên quan trực tiếp tới lý do gây tử vong. Những bệnh nhân mắc chứng bệnh phình động mạch dưới 1cm xác suất vỡ động mạch chỉ chiếm 0,05% trong năm. Vì thế lý do chính xác khiến người phụ nữ tử vong không hẳn do ngâm chân.
Dù không xác định được chính xác yếu tố dẫn tới cái chết đột ngột của người phụ nữ nhưng bác sĩ cũng cảnh báo 3 nhóm người dưới đây nên hạn chế hoặc tránh xa việc ngâm chân nước nóng:
- Người bị tiểu đường:
Những người mắc bệnh tiểu đường có lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm nhiều với nhiệt độ.
Do đó họ sẽ khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
>> Có thể bạn quan tâm: Em bé Trung Quốc bị cắt bỏ ngón chân chỉ vì một sợi tóc của mẹ
- Người bị suy giãn tĩnh mạch
Với những người bị giãn hoặc suy tĩnh mạch, việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Bởi bàn chân nếu được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở thêm làm bệnh trầm trọng.
Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40 độ C.
- Người bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch
Đối với những người có tình trạng máu lưu thông kém, bị tắc nghẽn, nếu ngâm chân sẽ càng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn hơn. Nguy hiểm hơn nữa có thể khiến chân hoại tử, phải cắt bỏ
5 điều phải ghi nhớ khi ngâm chân
- Không ngâm chân sau khi ăn: Sau khi ăn, máu sẽ được tập trung vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ngâm chân ngay sau khi ăn sẽ dẫn đến cung cấp máu cho dạ dày bị thiếu, dẫn tới khó tiêu hóa. Chỉ ngâm chân sau khi ăn khoảng 1 tiếng trở đi.
- Không đọc sách hay xem TV khi ngâm chân: Việc xem tivi hay đọc sách báo khi ngâm chân có thể khiến bạn thư giãn nhưng nó lại không phải thói quen tốt khi đang ngâm chân. Do khi đọc sách báo, xem tivi, máu sẽ được tập trung cho não bộ, bàn chân khi ấy sẽ không cảm nhận được chính xác nhiệt độ. Bạn chỉ nên nghe nhạc và thư giãn tâm trí khi ngâm chân.
- Không ngủ ngay sau khi ngâm chân: Nhiều người có thói quen ngâm chân trước khi ngủ vì cho rằng sẽ giúp toàn bộ cơ thể ấm áp, ngủ ngon hơn. Thực tế, sau khi ngâm chân, toàn bộ cơ thể bạn cũng không thể ấm lên mà cần phải xoa bóp nhẹ nhàng để nhiệt độ lan rộng ra toàn cơ thể.
- Nhiệt độ nước: Nhiều người thích ngâm chân trong nước thật nóng nhưng điều này sẽ làm mạch máu giãn nở quá mức, gây chóng mặt. Do đó nhiệt độ nước ngâm chân chỉ nên ở khoảng 45 độ C.
- Thời gian ngâm chân: Bạn chỉ nên ngâm chân trong khoảng 15-20 phút. Không nên ngâm quá lâu sẽ khiến da bị khô, chóng mặt.
Mùa đông năm trước Phó Chủ nhiệm khoa phẫu thuật mạch máu của Bệnh viện Thành Đô số 3 là bác sĩ Thôi Trì cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam 40 tuổi trong tình trạng tương tự. Bệnh nhân này đau đớn vì chân bị lạnh nên đã sử dụng nước nóng để ngâm chân. Sau khi ngâm chân mười mấy ngày, ngoài việc chân sưng hơn và đau hơn, kẽ ngón chân còn bị loét và vỡ ra. Sau khi đến bệnh viện, các biện pháp khử trùng và điều trị thông thường không mang lại hiệu quả nên cuối cùng bệnh nhân đã phải cắt các ngón chân.
>> Có thể bạn quan tâm:
Santi Cazorla bị hoại tử ở chân, mất mắt cá
6 ngày giành giật sự sống cho bệnh nhi bị hoại tử chân tay
Bác sĩ Thôi Trì giải thích rằng sở dĩ các bệnh nhân phải cưa chân vì họ vốn bị tắc động mạch dẫn đến hoại tử. Ban đầu tốc độ hoại tử của mạch máu diễn ra chậm nhưng do bệnh nhân chọn cách xử lý không đúng, lại dùng nước nóng để ngâm chân khiến quá trình hoại tử diễn ra nhanh hơn. Bác sĩ cũng khuyến cáo, đối với người bình thường, thời gian ngâm chân cũng không nên quá 20 phút và nước sử dụng để ngâm chân không nên nóng hơn 40 độ C. Lưu ý là mặc dù ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ngâm chân tùy tiện. Việc ngâm chân không đúng cách còn có thể khiến chân hoại tử, phải cắt bỏ, nặng hơn còn khiến bạn tử vong.