Cẩn thận với hàng loạt bệnh dễ bị lây khi đi bơi

17:49 18/05/2015

Tuy nhiên, chính tại môi trường nước hồ bơi lại là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh mà bạn không ngờ tới, có thể tấn công cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Bạn cần đề phòng các bệnh sau đây, dễ dàng lây lan nhất ở hồ bơi.

1. Bệnh về da

Nguyên nhân mắc các bệnh về da khi bơi là do nước hồ bơi chứa nhiều hóa chất, tình trạng quá tải do lượng người đông dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Nguy hiểm hơn là những người đến bơi bị mắc các bệnh về da (lang ben, nấm da, bệnh truyền nhiễm) trong môi trường nước dễ lây lan sang người khác; do da tiếp xúc trực tiếp với nước qua nước bọt, thậm chí nước tiểu... thải vào hồ bơi.


	   

Một số bệnh về da thường gặp chính là: Viêm nang lông, viêm lỗ chân lông với các biểu hiện như ngứa ngáy, xuất hiện các nốt đỏ, sần sùi trên da. Hay gặp nhất là ở các vị trí trong cánh tay, đùi, nách, bẹn…

Khi có các biểu hiện bệnh về da nên tránh gãi vì sẽ khiến viêm da nặng hơn, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám. Bên cạnh đó, để bảo vệ da trước khi đi bơi nên thoa 1 lớp kem chống nắng trước 20 phút. Nên vệ sinh thân thể bằng nước sạch trước khi xuống hồ bơi, tắm gội sạch sẽ bằng nước sạch sau khi bơi xong.

2. Đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhất khi đi bơi tại các bể bơi công cộng. Bệnh lây trực tiếp qua nước hồ bơi do tình trạng tiệt trùng nước hồ bơi không đạt vệ sinh, hồ bơi đông đúc người đến bơi… dẫn đến nguy cơ dễ lây lan bệnh đau mắt đỏ rất cao, với các triệu chứng dễ nhận thấy: mắt đỏ, sưng mọng, mắt cộm như có bụi, ngứa ngáy, chảy nước mắt, đau nhức...

Để đề phòng các bệnh về mắt, khi đi bơi hãy nhớ đeo kính bảo vệ mắt, và thực hiện vệ sinh mắt sau khi bơi bằng nước muối sinh lý Nacl 9,0%. Nếu tình trạng bệnh ngày càng nặng, 3-4 ngày sau nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám.

3. Bệnh phụ khoa

Sau khi đi bơi nếu không vệ sinh sạch, các vi khuẩn và vi nấm dễ xâm nhập vào cơ thể, gây hiện tượng viêm nhiễm đường sinh dục với các biểu hiện như ngứa ngáy, khó chịu, tiểu buốt, tiểu gắt, nặng hơn là tiểu ra máu… Bệnh xuất hiện do đi bơi tại những hồ bơi công cộng không sạch sẽ, có nhiều vi khuẩn, nấm mốc đọng lại trong hồ bơi gây bệnh.


	   

4. Viêm tai, mũi họng

Ngoài các bệnh viêm da, đau mắt đỏ… bệnh viêm tai, mũi họng cũng thường xảy ra khi đi bơi do môi trường nước hồ bơi bị nhiễm bẩn, vi trùng vi khuẩn dễ lây lan qua môi trường nước vào tai, mũi, họng… gây bệnh.

Khi bị nhiễm khuẩn, tai thường bị đau nhức, khó chịu, chảy mủ… Với các bệnh viêm họng thường kèm theo nóng, sốt, cổ họng sưng vù. Khi có các biểu hiện này, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám. 

Bạn cũng có thể dùng dung dịch vệ sinh mũi hằng ngày như nước muối đằng trương, nước biển sâu phun sương. Tốt nhất nên bổ sung thêm vitamin C, thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

5. Tóc khô, da sạm

Thường gặp nhất ở phái nữ với các biểu hiện sau khi đi bơi như da sạm, tóc khô xơ. Nguyên nhân là do nước hồ bơi chứa nhiều hóa chất, đi bơi khi trời nắng nóng, ánh nắng mắt trời gây hại đến làn da…

Vì vậy, bạn cần chăm sóc cho da và mái tóc bằng cách: Bôi kem chống nắng có công dụng không thấm nước cho da trước 20 phút, rồi mới xuống hồ bơi. Sau khi tắm ở hồ bơi, bạn cũng nên tắm lại bằng nước sạch cùng với sữa tắm, dầu gội và bôi kem dưỡng ẩm cho da, tóc. 

6. Bệnh tay chân miệng

Hồ bơi là nơi tập trung cao độ, nhất là vào thời tiết nắng nóng và cũng là môi trường dễ lây lan một số bệnh, trong đó có bệnh tay chân miệng, virus có thể nhiễm vào nước rồi đi vào miệng, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ em.

Để phòng bệnh cho mình và người thân, khi đi bơi nên chọn hồ bơi sạch. Nếu bị một số bệnh về da, tay chân miệng, đau mắt, phụ khoa… thì không nên bước xuống hồ bơi nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh lây lan cho người khác.