Cận cảnh sự xuống cấp cầu Long Biên hơn 100 tuổi

12:00 24/01/2015

Cầu Long Biên do người Pháp xây dựng đã tồn tại hơn 100 năm nay, cây cầu như một nhân chứng sống của Thủ đô. Tình trạng mối mọt, hoen gỉ, rạn nứt luôn khiến cây cầu tiềm ẩn nguy cơ bị sập.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng khu vực Hà Nội, nối hai quận Hoàng Kiếm và Long Biên. Cây cầu là tác phẩm được thiết kế bởi Kỹ sư Gustave Eiffel - tác giả của Tháp Eiffel nổi tiếng thế giới, là kiến trúc độc đáo nối từ trung tâm TP. Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cây cầu có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn, có chiều dài 1.682m.


	
	Một rọ đá khung thép được 'dùng tạm' làm trụ cầu từ nhiều năm nay.
Một rọ đá khung thép được "dùng tạm" làm trụ cầu từ nhiều năm nay.


	
	Trải qua 2 cuộc chiến tranh cùng thời gian, cầu Long Biên ngày càng xuống cấp đáng lo ngại.
Trải qua 2 cuộc chiến tranh cùng thời gian, cầu Long Biên ngày càng xuống cấp đáng lo ngại.


	
	Các thanh sắt đều đã bị gỉ toàn bộ.
Các thanh sắt đều đã bị gỉ toàn bộ.


	
	Các thanh trụ cũng trở nên 'mỏng manh' hơn bao giờ hết.
Các thanh trụ cũng trở nên "mỏng manh" hơn bao giờ hết.

Không đơn thuần là chỉ là một cây cầu bắc qua sông mà đối với người dân Thủ đô, cầu Long Biên là một nhân chứng lịch sử, là di sản văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ lần 1 và lần 2, cầu đã phải chịu đựng tổng cộng 14 lần ném bom. Chiều dài toàn cầu là 1.682m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá. Sau hai cuộc chiến, cầu Long Biên chỉ còn 13 nhịp dầm Pháp cũ, nhiều nhịp cũ được thay thế và phải thiết kế lại, các trụ han gỉ, xô lệch, đường bộ hành nhiều nhịp bị võng, xệ.


	
	Mối nối cũng đã bị long ra không còn chắc chắn.
Mối nối cũng đã bị long ra không còn chắc chắn.


	
	Các thanh dầm phía dưới cầu đều đã bị bào mòn, phải kê gỗ đỡ thay thế.
Các thanh dầm phía dưới cầu đều đã bị bào mòn, phải kê gỗ đỡ thay thế.


	
	Mọi khúc gỗ đều được sử dụng 'triệt để' để nâng đỡ lấy chiếc cầu hàng ngày vẫn có tàu và dòng xe qua lại.
Mọi khúc gỗ đều được sử dụng "triệt để" để nâng đỡ lấy chiếc cầu hàng ngày vẫn có tàu và dòng xe qua lại.


	
	Thậm chí còn có người sinh sống ở phía dưới gầm cầu như thế này.
Thậm chí còn có người sinh sống ở phía dưới gầm cầu như thế này.