Có ai như người đàn ông này, chăm vợ tật nguyền bệnh nặng suốt 40 năm không một lời ca thán?

07:00 04/11/2017

Tại thôn Quang Trạch, thành phố Nam Bình, Phúc Kiến, Trung Quốc, người ta thường lưu truyền nhau một câu truyện tình yêu cảm động về ông Chương Mậu Phát năm nay 64 tuổi. Suốt 40 năm qua, ông một lòng yêu thương và chăm sóc cho người vợ bị bệnh nặng. Mặc dù gặp phải bao khó khăn trong cuộc sống, ông vẫn luôn kiên cường, bảo vệ tình yêu của mình.

"Một người đàn ông với chiều cao 1m75 đang đứng trước cửa nhà giặt giũ quần áo, bên cạnh đó có một người phụ nữ gương mặt ngơ ngác luôn dõi ánh mắt nhìn theo chồng mình", đó là hình ảnh thường thấy tại gia đình ông Chương Mậu Phát.

Nhắc đến ông Chương, người trong thôn ai cũng phải dơ cao ngón tay cái để ngợi khen người đàn ông này. Suốt 40 năm qua, ông luôn ở bên chăm sóc cho người vợ bị bệnh nặng của mình. Ông đã dùng sự chân thành và chính câu chuyện về cuộc đời mình để nói cho mọi người thấy rằng tình yêu vốn không thể dùng tiền bạc để đong đếm, không cần phải nói những lời đường mật ngọt ngào, mà tình yêu cần sự yêu thương nương tựa vào nhau, vĩnh viễn không xa rời nhau.

Có ai như người đàn ông này, chăm vợ tật nguyền bệnh nặng suốt 40 năm không một lời ca thán?


Ông Chương Mậu Phát ân cần chăm sóc vợ
Ông Chương Mậu Phát ân cần chăm sóc vợ

Ông Chương Mậu Phát hàng ngày đều bận rộn với những việc lặt vặt trong gia đình như thổi cơm, đong gạo. Kể từ khi người vợ của ông lâm bệnh nặng, ông không những phải bắc bếp thổi cơm mà còn biết cách chăm sóc người bệnh một cách thuần thục nhất. Những lúc có thời gian ông thường bế vợ ngồi lên xe lăn, đưa bà đi ra ngoài phơi nắng, để bà được ngắm nhìn thế giới ngoài kia.

Bà Nguy Trung Hỉ vợ ông năm nay đã 62 tuổi. Hai vợ chồng ông Chương là người trong thôn và cùng nhau lớn lên từ bé. Nói về cuộc hôn nhân của qua gần 4 thập kỉ của mình, bà Nguy Trung Hỉ chia sẻ kết hôn với ông Chương là niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời bà.

Hơn 30 năm trước hai ông bà thông qua người mai mối đã kết thành lương duyên. Năm 1970 hai ông bà tổ chức buổi lễ thành hôn long trọng. Được biết, thời còn trẻ, bà Nguy Trung Hỉ rất giỏi việc may vá và thời kì đó nghề may rất được ưu chuộng.

Có ai như người đàn ông này, chăm vợ tật nguyền bệnh nặng suốt 40 năm không một lời ca thán?

Sau khi kết hôn với đầu óc làm ăn kinh tế nhạy bén của mình, ông Chương đã bôn ba khắp nơi từ Nam ra Bắc để phát triển sự nghiệp. Khi ấy ông Chương cũng được coi là người có tài trong thôn. Dựa vào những nỗ lực của bản thân, cuối cùng ông Chương đã chăm lo cho gia đình mình được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng chẳng ai có thể ngờ rằng chỉ sau đó vài năm, biến cố đã ập đến với gia đình ông.

Ông Chương vẫn còn nhớ như in vào một ngày năm 1976, người vợ đang khỏe mạnh của mình bỗng nhiên cảm thấy hai cánh tay trở nên vô lực, không thể cử động được. Nhận được tin dũ, ông Chương ngay lập tức bỏ tất cả các công việc ở nơi xa, trở về nhà chăm sóc cho bà Nguy. Vợ bị bệnh nặng, chi phí chữa trị lại tốn kém nên gia đình đã nhanh chóng lâm vào cảnh khó khăn. Cũng từ đó mà ông Chương và bà Nguy bắt đầu hành trình chạy chữa khắp mọi nơi.

Có ai như người đàn ông này, chăm vợ tật nguyền bệnh nặng suốt 40 năm không một lời ca thán?

Có ai như người đàn ông này, chăm vợ tật nguyền bệnh nặng suốt 40 năm không một lời ca thán?

Đến năm 1978 và năm 1981, hai người con trai của ông lần lượt ra đời. Hai thiên thần nhỏ ấy đã mang lại tiếng cười cho căn nhà vốn hiu quạnh suốt mấy năm. Thế nhưng hạnh phúc chẳng đầy gang, vào năm 2004, đôi chân của bà Nguy bắt đầu không thể cử động được. Từ đó mọi sinh hoạt của bà Nguy hoàn toàn trông cậy vào sự chăm sóc của ông Chương.

Không những tay chân không hoạt động được, đến cả việc cử động cơ miệng để nói chuyện của bà Nguy cũng ngày càng trở nên khó khăn, rồi dần dần đôi tai bà cũng trở nên bị điếc. Bệnh tình của bà Nguy ngày càng trở nên nghiêm trọng nhưng ông Chương vẫn một lòng yêu thương và chăm sóc cho bà.

Có ai như người đàn ông này, chăm vợ tật nguyền bệnh nặng suốt 40 năm không một lời ca thán?

Ông còn nhớ vào một ngày tháng 7 năm 2012, khi đang ngồi trên ghế, bà Nguy bỗng cảm thấy buồn ngủ, trong lúc nửa tỉnh nửa mê, bà đã không cẩn thận bị ngã, đầu gối đập xuống đất. Lúc đó, ông Chương nghĩ: "Chắc không có vấn đề gì chứ nhỉ".

Rồi cả đêm hôm ấy, nhìn vợ nằm trên giường trở người qua lại, mãi không ngủ được, ông Nguy sốt ruột, lo lắng vô cùng. Sau đó, ông thức trắng đêm trông vợ và đợi đến sáng hôm sau để đưa bà đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ nói bà Nguy bị gãy xương, phải lập tức làm phẫu thuật. Suốt 1 tháng nằm việc điều trị, ông Chương luôn túc trực bên giường bệnh chăm sóc vợ.

Có ai như người đàn ông này, chăm vợ tật nguyền bệnh nặng suốt 40 năm không một lời ca thán?

Suốt 40 năm nay, ông Chương chưa từng oán thán hay thể hiện sự không hài lòng với bà Nguy. Vì muốn chăm sóc cho vợ mình nên hàng ngày ông chỉ có thể làm công việc đồng áng, ngoài ra ông không thể làm thế bất kì công việc nào khác để kiếm tiền. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình chủ yếu trông cậy vào 2 người con trai đang làm ở xa gửi về. Ông tâm sự: "Bất luận là khổ, là vất vả đến đâu, tôi vẫn sẽ luôn bên cạnh yêu thương và chăm sóc cho vợ mình".

Người dân trong thôn đều biết hoàn cảnh gia đình ông, ai nếu đều khâm phục sự kiên trì và tình cảm ông dành cho người vợ của mình. Họ đều nói ông Chương Mậu Phát là một người đàn ông tốt hiếm có.

Chớp mắt đã gần 40 năm trôi qua, cuộc sống mặc dù trải qua vô vàn khó khăn và vất vả nhưng ông Chương vẫn chưa từng một lần có nghĩ từ bỏ. Vừa chăm sóc người vợ ốm đau, lại vừa làm công việc đồng áng, ông hy vọng có thể phần nào hỗ trợ thêm cho sinh hoạt trong gia đình, dùng chính đôi bàn tay mình mang lại hạnh phúc, đầm ấm cho căn nhà nhỏ.

Nguồn: Vlike.qq