Trước thông tin bão số 8 sắp đổ bộ vào đất liền, gây ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung, chính quyền thành phố Hội An đã kêu gọi người dân đắp đê bảo vệ bờ biển.
Và không riêng gì dân địa phương mà người nước ngoài đang có mặt tại đây cũng chung tay giúp đỡ cho thành phố Hội An.
Rất nhiều người nước ngoài tham gia đắp đê chắn sóng ở Hội An. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
>>> Xem thêm: Tăng cường phương tiện, hỗ trợ 5 tấn thực phẩm cho người dân vùng lũ
“Chúng tôi cùng nắm tay người Hội An giữ biển”
Theo Tuổi Trẻ, những ngày gần đây, người dân Hội An gấp rút đắp đê bao ngăn sóng. Không chỉ bà con, mà góp phần vào công việc này còn có cả người nước ngoài.
Ông Joe (quốc tịch Mỹ), một người rất tích cực trong việc đắp đê bao biển đã chia sẻ với Tuổi Trẻ như sau: "Chúng tôi đến đây cùng nắm tay người Hội An giữ biển, Hội An là một thành phố quá đặc biệt nên sẽ giảm đi hấp dẫn rất nhiều nếu bờ biển bị hư hại do biến đổi khí hậu".
Dù lấm lem bùn đất nhưng ai nấy đều vô cùng vui vẻ. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Không chỉ ông Joe mà vợ ông, bà Christ In (46 tuổi) cũng ra biển đắp đê ngăn sóng. Bà cùng chồng đã đến hỗ trợ từ sáng cho tới chiều ở bờ biển Cửa Đại. Được biết, cả 2 người đều là giáo viên thể hình tại Mỹ, đến Việt Nam du lịch từ hồi đầu năm và hiện thuê căn phòng nhỏ để ở lại Hội An.
Vợ chồng ông rất hay ghé biển An Bàng vui chơi, thư giãn. Họ đã không ngần ngại tham gia lao động, cùng đắp đê ngăn sóng tại Hội An khi chính quyền nơi đây kêu gọi người dân.
Nhìn hình ảnh người nước ngoài chung tay góp sức giúp bảo vệ bờ biển Hội An khiến không ít CDM xúc động. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Một trường hợp khác nữa là ông Perter (quốc tịch Úc). Chia sẻ về công việc mình đang làm, ông cho biết bản thân rất vui khi có thể giúp đỡ người dân địa phương: "Nếu không ra đây làm, chúng tôi cũng đi loanh quanh đâu đó tham quan, uống cà phê. Nhưng có lẽ việc đó sẽ không vui và không ý nghĩa bằng việc đắp đê ngăn sóng ở bờ biển như thế này".
Người nước ngoài cùng bà con địa phương làm việc. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
>>> Xem thêm: Người dân khóc nghẹn: "Nước lũ cuốn trôi cả rồi chú ơi”
Những người nước ngoài đặc biệt
Nguồn tin từ Tuổi Trẻ cho biết, theo thống kê của chính quyền địa phương hiện đang có khoảng 1.200 người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Hội An. Trong đó, có 300 hộ gia đình chọn gắn bó lâu dài.
Sinh sống tại Hà Nội 8 năm, bà Alwy (46 tuổi, quốc tịch Úc) đã quyết định đến Hội An cư trú khi xảy ra dịch Covid-19. Mỗi ngày, bà Alwy dạy pha chế bằng hình thức trực tuyến. Vào tối 19/10, bà không ngần ngại mà tham gia giúp chính quyền cùng người dân địa phương đắp đê bao ngăn sóng ở bờ biển An Bàng.
Việc đẩy xe rùa vốn không hề dễ dàng, song người phụ nữ nước ngoài này vẫn chẳng ngại điều đó. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Nhìn hình ảnh người phụ nữ Úc lăn lộn với đống bao tải cát, những chuyến xe rùa để đắp đê dọc biển An Bàng khiến ai nấy đều phải ngưỡng mộ. Chia sẻ về hành động của mình, bà Alwy nói: "Tôi ra đây làm cùng mọi người để đóng góp phần giữ biển, giữ phố cổ Hội An tuyệt vời mà cả thế giới đang mê mẩn".
Ngoài ra, một nhóm tình nguyện khác của ông Duncan (quốc tịch Anh) cũng giúp đỡ người dân địa phương đắp đê bao biển. Người đàn ông đen nhẻm sau nhiều giờ hăng say làm việc vui vẻ chia sẻ rằng: "Mọi người làm việc hăng say, dù tay chân sưng tấy, nổi bóng nước nhưng chúng tôi tin rằng mình đang góp sức để gìn giữ môi trường, giữ biển cho tất cả mọi người. Làm mệt nên tối về… ăn ngủ rất ngon".
Bờ biển Hội An sẽ được giữ gìn nhờ sự cố gắng của người dân địa phương và cả những người nước ngoài dễ thương này nữa. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
>>> Xem thêm: "Cho mệ với kẻo mệ đói" câu nói vang lên ngay giữa biển nước mênh mông
Không ngần ngại giúp đỡ người dân cùng chính quyền địa phương thực hiện việc đắp đê bao biển, hành động của những vị khách nước ngoài đã khiến ai nấy đều vô cùng cảm động.
BÃO SỐ 8 ĐỔ BỘ VÀO ĐẤT LIỀN TỪ HÀ TĨNH ĐẾN QUẢNG TRỊ
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn đưa tin, bão số 8 di chuyển và đổ bộ vào đất liền khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị.
Cụ thể, rạng sáng ngày 25/10, vị trí tâm bão cách đất liền các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị khoảng 330km về phía Bắc. Vùng gần tâm bão có sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Trong 24 đến 48 giờ tới, bão số 8 di chuyển với vận tốc 15-20km/h, dự tính đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị vào trưa, chiều nay rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Sau cùng, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp.