Đại dịch Cái chết Đen ở Châu Âu là một trong những dịch bệnh kinh hoàng nhất lịch sử loài người, cướp đi sinh mạng của khoảng 25 triệu người ở khắp Châu Âu. Trước diễn biến nguy hiểm của căn bệnh này, người dân bắt đầu đổ lỗi cho những người Do Thái...
Bệnh dịch hạch trong đại dịch Cái chết Đen đã khiến 25 triệu người trên khắp Châu Âu thiệt mạng vào giữa thế kỷ 14.
Đại dịch Cái chết Đen có tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao khiến người dân thời bấy giờ vô cùng hoang mang, lo lắng.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học chỉ ra chấy rận và bọ chét sống ký sinh trên cơ thể chuột rồi lây sang người là nguyên nhân làm lây lan bệnh dịch hạch trong đại dịch Cái chết Đen ở Châu Âu.
Tuy nhiên, vào thời điểm đại dịch Cái chết Đen bùng phát, khoa học, y tế chưa phát triển nên người dân thời Trung cổ đã có những hiểu lầm nguy hiểm về căn bệnh này.
Cụ thể, người dân ở nhiều nước Châu Âu thời ấy đổ lỗi cho người Do Thái chính là nguyên nhân khiến đại dịch Cái chết Đen bùng phát.
Xuất phát từ chủ nghĩa bài xích người Do Thái, người dân Châu Âu đã tra tấn họ cho đến khi họ phải thừa nhận đã đổ chất độc vào nguồn nước, gây ra dịch bệnh.
Điều này còn dẫn đến việc những cuộc thảm sát người Do Thái được tiến hành trên diện rộng ở nhiều nước Châu Âu.
Hậu quả là số lượng dân Do Thái suy giảm đáng kể tại nhiều nước. Frankfurt ở Đức là một trong số những thành phố diễn ra cuộc thảm sát người Do Thái ở quy mô lớn.
Theo ước tính, có thời điểm số lượng người Do Thái tại thành phố này đã giảm từ 19.000 người xuống còn có 10 người. Một số nước ở Châu Âu còn tiến hành trục xuất người Do Thái với mục đích ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Những căn bệnh nguy hiểm có sức lây lan và gây thiệt hại không kém gì chiến tranh, thiên tai hay thậm chí còn gây nên những cái chết vô cùng đau đớn cho những con người vô tội. Thật may là cùng với sự phát triển của y tế và kỹ thuật hiện đại, con người đã có thể giảm bớt sự bùng phát của những cơn dịch bệnh khủng khiếp này.