Các quy định mới có hiệu lực từ tháng 6/2020

10:45 01/06/2020

Kể từ tháng 6/2020, nhiều chính sách có liên quan tới tuyển sinh đại học, cao đẳng, kinh doanh bảo hiểm và các điều kiện dành cho người mới ra tù hoàn lương sẽ chính thức có hiệu lực.

Đây là những thông tin được nhiều người quan tâm và chú ý, đặc biệt là trong giai đoạn học sinh cả nước chuẩn bị bước vào những kì thi quan trọng.

 
Thí sinh chuẩn bị vào phòng thi (Ảnh minh họa: YAN)
Thí sinh chuẩn bị vào phòng thi (Ảnh minh họa: YAN)

>>Xem thêm: Bạn cần biết về quy định mới thay đổi của 5 loại giấy tờ tùy thân

Điều kiện dự tuyển vào đại học năm 2020

Theo quy chế tuyển sinh được ban hành kèm theo Thông tư 09 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 22/6 thì điều kiện để thí sinh dự tuyển vào đại học năm 2020 là phải tốt nghiệp THPT. Cụ thể, thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT tại Việt Nam (theo hình thức học tập chính quy hoặc giáo dục thường xuyên); Thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp; Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp ở Việt Nam (đã được nước sở tại cấp phép và đạt trình độ tương đương với trình độ THPT ở Việt Nam) đều sẽ được đăng ký dự tuyển.

Ngoài ra, thí sinh phải có đủ điều kiện sức khỏe để học tập theo đúng quy định hiện hành. Những người khuyết tật được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là bị dị tật, giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt sẽ được hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho họ dự tuyển vào những ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe của thí sinh.

 
Tiêu chí tuyển sinh đại học là một trong những điểm mới có hiệu lực từ tháng 6/2020 (Ảnh minh họa: Thanh niên)
Tiêu chí tuyển sinh đại học là một trong những điểm mới có hiệu lực từ tháng 6/2020 (Ảnh minh họa: Thanh niên)

Đối với các trường, ngành có quy định về độ tuổi dự tuyển thì thí sinh cần phải thỏa mãn điều kiện nói trên mới được xét. Bên cạnh đó, thí sinh phải đạt điều kiện sơ tuyển với những trường yêu cầu nộp hồ sơ cho vòng sơ tuyển. Nếu đăng ký dự thi, xét tuyển vào những trường có quy định về khu vực tuyển sinh thì thí sinh phải có đủ hộ khẩu thường trú tại vùng đó theo đúng quy định.

Các đối tượng bao gồm quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an Nhân dân tại ngũ nếu được cấp có thẩm quyền cho phép đi học sẽ chỉ được dự tuyển vào các trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định. 

Với quân nhân tại ngũ và sắp hết thời hạn nghĩa vụ quân sự thì sẽ được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân sau khi được sự chấp thuận của thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên. Trong trường hợp trúng tuyển, thí sinh cần nhập học ngay trong cùng năm đó và không được phép bảo lưu chờ sang năm học sau.

>>Bạn có biết: Từ 1/1/2020, viện phí sẽ tăng đối với người không có bảo hiểm y tế

Không tuyển sinh với trình độ trung cấp sư phạm

Báo Pháp luật dẫn thông tin về Thông tư 09/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy chế tuyển sinh đối với trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 22/6 năm nay. Nhiều điểm mới đã xuất hiện trong quy chế này, trong đó có việc sẽ không tuyển sinh đối với trình độ trung cấp sư phạm.

Trước đó, Luật Giáo dục ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 đã quy định đối với giáo viên mầm non, trình độ chuẩn được đào tạo phải tối thiểu từ cao đẳng sư phạm trở lên. Chính vì vậy, kể từ năm 2020, các trường chuyên đào tạo về sư phạm sẽ dừng tuyển sinh đối với trình độ trung cấp và chỉ tuyển từ trình độ cao đẳng trở lên đối với ngành giáo dục mầm non.

 
Giáo viên mầm non phải có trình độ từ cao đẳng sư phạm trở lên (Ảnh minh họa: YAN)
Giáo viên mầm non phải có trình độ từ cao đẳng sư phạm trở lên (Ảnh minh họa: YAN)

Ngoài ra, tất cả các trường sẽ phải nhanh chóng xây dựng, công khai đề án tuyển sinh cùng các hình thức đào tạo trên trang thông tin điện tử 15 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng kí xét tuyển. Nội dung của đề án sẽ được các trường tự chịu trách nhiệm giải trình trước Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các đơn vị liên quan.

Tính chính xác của điều kiện tuyển sinh, tính đầy đủ, chất lượng của các nội dung trong đề án tuyển sinh cũng là điều mà các trường cần lưu ý khi công khai và giải trình.

>>Đừng bỏ lỡ: Mất tiền bảo hiểm nếu như không có giấy xác nhận số chứng minh

Bỏ các văn bản về kinh doanh bảo hiểm

Bên cạnh các quy định trong lĩnh vực giáo dục, kể từ tháng 6/2020, nhiều văn bản về kinh doanh bảo hiểm cũng sẽ được bỏ bớt. Theo thông tin chia sẻ trên Zing, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 28 về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật đã đưa ra trước đó trong các lĩnh vực bao gồm chứng khoán, kinh doanh bán bảo hiểm cũng như tài chính ngân hàng. Thông tư nói trên được đưa ra để phù hợp hơn với pháp luật hiện hành và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/6/2020.

Nội dung của thông tư sẽ là bãi bỏ Quyết định 99 về ban hành quy tắc, biểu phí cũng như mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc và trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, các loại hàng hóa dễ cháy nổ trên đường thủy nội địa.

 
Nhân viên tư vấn bảo hiểm cho khách hàng (Ảnh: Thanh Niên)
Nhân viên tư vấn bảo hiểm cho khách hàng (Ảnh: Thanh Niên)

Bên cạnh đó, Thông tư 99 hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thí điểm thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cùng với Thông tư số 12 hướng dẫn việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 cũng sẽ được bãi bỏ kể từ tháng 6/2020.

Ưu tiên vay vốn với người dưới 18 tuổi mới ra tù

Quy định nói trên là một trong những điểm đã được đề cập trong Nghị định 49 của Chính phủ, quy định chi tiết việc thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng và sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/6 tới đây.

Nội dung của Nghị định này 49 nêu rõ rằng với đối tượng là người chấp hành xong hình phạt tù dưới 18 tuổi thì sẽ được ưu tiên đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn để tạo công ăn việc làm sau khi hoàn lương. Ngoài ra, với trẻ em sau khi chấp hành xong hình phạt tù sẽ được hỗ trợ, can thiệp và có hình thức bảo vệ phù hợp và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Những đối tượng khác sau khi ra tù sẽ vẫn được tạo điều kiện để tham gia đào tạo nghề nghiệp ở trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Nếu tham gia đào tạo dưới 3 tháng thì sẽ được miễn, giảm học phí hay hưởng chính sách nội trú theo quy định. Ngoài ra, các đối tượng này sẽ được hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại nếu như nằm trong diện được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp.

Bạn thấy sao về những chính sách sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng 6/2020 nói trên?

Cùng cập nhật các tin tức đời sống, xã hội, để lại bình luận và trao đổi về cộng đồng tại YAN nhé!

Tổng hợp từ Zing.vn, báo Pháp luật Online

Các quy định đã có hiệu lực từ tháng 4/2020: Trả lương muộn sẽ bị phạt

Ngoài những quy định được nêu ở trên, một số quy định khác cũng bắt đầu đi vào thực hiện kể từ tháng 4/2020 mà mọi người cần chú ý.

Trong số đó, quy định về việc trả lương của doanh nghiệp là điểm đáng được lưu tâm. Cụ thể, nếu 1 - 10 lao động bị trả lương muộn so với hạn thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng. 

Số tiền phạt sẽ là 10 - 20 triệu đồng nếu trả lương muộn cho 11 - 50 người, và người sử dụng lao động có thể phải nộp phạt tới 40 - 50 triệu đồng nếu chậm lương của lao động thứ 301 trở lên.

Với các tổ chức, số tiền phạt sẽ tăng lên gấp đôi so với mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân,  với số tiền tối đa có thể bị phạt lên tới 100 triệu đồng...>>ĐỌC THÊM