Liên quan đến bệnh nhân người Nhật qua đời tại Hà Nội (BN2229), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết có thể người này mới bị lây nhiễm trong khu vực Hà Nội từ 5 – 7 ngày nên rất dễ dàng khoanh vùng và sử dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch, ông Long cũng cho biết hiện nay đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, đặc biệt là chuỗi lây nhiễm tại ổ dịch mới là sân bay Tân Sơn Nhất.
Cách ly tại khách sạn bệnh nhân người Nhật lưu trú. (Ảnh: Công Luận)
>>> Xem thêm: Cách ly tại nhà, thanh niên vẫn đi chơi Tết nhiều nơi
Bệnh nhân người Nhật có thể bị lây nhiễm tại Hà Nội
Theo báo Tuổi Trẻ, báo cáo tại buổi họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh diễn ra vào chiều ngày 15/2, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có một số nhận định liên quan đến bệnh nhân 2229.
Được biết, bệnh nhân ngày đã được cách ly ngay khi nhập cảnh vào ngày 17/1 đến 31/1 tại một khách sạn ở TP. HCM. Qua việc trích xuất camera, bệnh nhân này đã tuân thủ nghiêm ngặt về quy định cách ly. Các trường hợp tiếp xúc gần cũng đã được kiểm tra và cho kết quả là âm tính với SARS-CoV-2.
Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19.(Ảnh: Báo Nhân Dân)
>>> Có thể bạn quan tâm: Ca mắc Covid-19 người Nhật ở Hà Nội: Xét nghiệm diện rộng tại 3 quận
Căn cứ trên, ông Long đã đưa ra hai giả thiết về nguồn lây, thứ nhất có thể bệnh nhân bị nhiễm trong khu cách ly tại TP. HCM. Thứ hai là lây nhiễm trong cộng đồng khi bay đến Hà Nội, trong đó, Bộ Y tế nghiêng về giả thiết thứ hai.
"Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ virus trong mẫu thử của bệnh nhân này ở mức khá cao. Chúng tôi nghiêng về giả thiết người này mới lây nhiễm ngay trong khu vực Hà Nội trong 5-7 ngày", ông Long nói.
Nâng cao việc phòng chống Covid-19
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tình hình Covid-19 tại nước ta hiện nay còn nhiều diễn biến, đặc biệt là vấn đề liên quan đến bệnh nhân người Nhật vừa mới đây. Điều này đòi hỏi người dân phải đề cao hơn nữa các quy định phòng chống dịch bệnh, có quyết sách quyết liệt.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đã trao đổi với UBND TP.HCM đề nghị coi BN 2229 là một trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Chính quyền và các lực lượng y tế phải nhanh chóng khoanh vùng các điểm mà bệnh nhân lui tới cũng như những người tiếp xúc liên quan.
Lực lượng chức năng tăng cường làm việc tại khách sạn bệnh nhân người Nhật. (Ảnh: Dân Việt)
>>> Xem thêm: Hà Nội tìm người đến nơi liên quan người đàn ông Nhật dương tính nCoV
"Từ sự việc trên, chúng tôi đề nghị Hà Nội và các tỉnh, thành tiếp tục đề cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19, đặc biệt là các trường hợp nhập cảnh từ 15-1 tới nay", ông Long phát biểu.
Cùng với các biện pháp phòng chống, vấn đề vắc xin phòng chống Covid-19 cần phải đến tay người dân sớm nhất. Đây là vấn đề cấp bách, không được chần chừ và phải có những phương thức cặn kẽ để nhanh chóng có vaccine.
Đánh giá về công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ trưởng nhận định rằng các ngành, cơ sở đã có nhiều quyết tâm và tạm thời kiểm soát được tình hình ở một số khu vực. Trong thời điểm hiện tại mọi công tác cần phải nâng cao và đẩy mạnh thêm nữa.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
BỘ TRƯỞNG Y TẾ: TÌNH HÌNH TẠI HẢI DƯƠNG VẪN CÒN DIỄN BIẾN PHỨC TẠP
Hiện tại, Hải Dương đã có 461 ca mắc Covid-19, tình hình dịch diễn ra khá phức tạp và có thể kéo dài hơn nhưng nhìn chung vẫn kiểm soát được tình hình.
Hiện tại, Hải Dương vẫn còn các khu công nghiệp tập trung nhiều công nhân và các điểm dịch liên quan đến khu dân cư đông đúc. Điều này sẽ làm tình hình dịch ở Hải Dương phức tạp, khó lường và có thể sẽ kéo dài.
Hải Dương sẽ phải thực hiện giãn cách lâu dài để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Thông báo mới nhất vào 0h ngày 16/2/2021, toàn tỉnh Hải Dương sẽ thực hiện giãn cách xã hội.
Xem thêm TẠI ĐÂY!