Bộ Giáo dục đề nghị giữ nguyên mức học phí hiện hành

18:40 13/11/2020

Năm học 2020-2021 là năm cuối cùng mà Nghị định 86/2015/NĐ-CP về học phí và hỗ trợ học phí còn hiệu lực. Bởi vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có những đề xuất để xây dựng Nghị định mới theo quy định.

Do một số lý do khách quan trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị tiếp tục giữ mức học phí hiện hành.

 
Học sinh tiểu học hiện nay đã được miễn học phí. (Ảnh: Báo Môi Trường và Đô Thị)
Học sinh tiểu học hiện nay đã được miễn học phí. (Ảnh: Báo Môi Trường và Đô Thị)

>> Xem nhanh: Các trường đại học có học phí đắt đỏ tại Việt Nam

Cần xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP

Theo thông tin từ Tiền Phong, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết quy định về thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí học tập có thời hạn từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Bởi vậy, sau năm học này, cần phải có Nghị định thay thế để các cơ sở giáo dục đào tạo có căn cứ pháp lý cho các năm tiếp theo.

 
Sau năm học này, cần có Nghị định mới thay thế Nghị định 86. (Ảnh minh họa: VNExpress)
Sau năm học này, cần có Nghị định mới thay thế Nghị định 86. (Ảnh minh họa: VNExpress)

>> Xem thêm: Những trường đại học tăng học phí từ năm học 2020-2021

Kiến nghị tiếp tục áp dụng mức học phí hiện hành

Trước đó, quy trình xây dựng, đề xuất tăng học phí đã được tính toán dựa trên căn cứ thực tế. Tuy nhiên, chúng ta vừa trải qua dịch Covid-19, tiếp đó lại là những trận bão lũ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của bà con. Do đó, với mong muốn được tiếp thu ý kiến của xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin Chính phủ được lùi thời gian trình ban hành Nghị định mới sang năm 2021.

 
Có đề xuất nên miễn học phí với học sinh Trung học cơ sở trong tương lai. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)
Có đề xuất nên miễn học phí với học sinh Trung học cơ sở trong tương lai. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)

Nếu được như vậy, mức học phí hiện nay sẽ được tiếp tục áp dụng và Nghị định mới có hiệu lực từ năm học 2022-2023. Ngoài ra, lộ trình tăng thêm học phí hàng năm chỉ khoảng 2,5%/năm so với mức tăng hàng năm mà Nghị định 86 ban hành.

 
 Mức học phí hiện hành có thể tiếp tục áp dụng nếu Chính phủ duyệt đề xuất của Bộ Giáo dục. (Ảnh minh họa: Người Lao Động)
 Mức học phí hiện hành có thể tiếp tục áp dụng nếu Chính phủ duyệt đề xuất của Bộ Giáo dục. (Ảnh minh họa: Người Lao Động)

>> Đừng bỏ lỡ: Từ ngày 1/7, học sinh tiểu học được miễn học phí

Hiện nay, các đề xuất về học phí cũng như hỗ trợ học phí của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang được xem xét. Chính phủ sẽ căn cứ theo tình hình thực tế để đưa ra phương án phù hợp nhất.

ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

Một đề xuất khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là việc bổ sung đối tượng được miễn, giảm học phí cũng như hỗ trợ chi phí học tập. Theo đó, lộ trình miễn học phí được đề xuất như sau:

- Từ năm học 2021-2022: Học sinh Trung học cơ sở ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.

- Từ năm học 2023-2024: Trẻ Mầm non ngoài đối tượng ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.

- Từ năm học 2025-2026: Học sinh Trung học cơ sở ngoài thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.

Xem thêm TẠI ĐÂY!