Em bé được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng mắt trợn tròn, không khóc, không ho, người tím tái.
Ngày 16/10, bác sĩ Lê Xuân Toán (Trưởng ca trực cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Bình Dương) xác nhận đã tiếp nhận một bé gái 3 tuổi tử vong do nuốt trái mận Bắc vào đêm 15/10.
Do gia đình sơ cứu sai cách nên bé đã tử vong trước khi đưa đến bệnh viện. (Ảnh: Internet)
Theo đó, bé N.T.T.L (Bình Dương) được gia đình đưa tới bệnh viện trong tình trạng mắt trợn tròn, không khóc, không ho, người tím tái. Tuy nhiên, bác sĩ xác nhận bé đã tử vong trước khi đưa đến bệnh viện. Nguyên nhân được chẩn đoán là do một trái mận tròn đã làm tắc đường thở của bé L.
Người nhà bé T.L chia sẻ, bé được người lớn đưa cho một trái mận ngậm trong miệng. Nhưng không may, trong lúc chơi đùa bé đã nuốt nó xuống cổ họng.
Do quá hoảng hốt và không bình tĩnh xử lí tình huống, thay vì đưa bé T.L đến bệnh viện, người nhà lại cố gắng dùng tay móc họng bé để lấy trái mận ra. Đến khi thấy mọi việc không ổn mới đưa đi bệnh viện cấp cứu thì đã quá muộn.
Ho dữ dội, da tái xanh chuyển sang tím tái, chân tay cứng đơ, không thể khóc, ú ớ,… là dấu hiệu của việc trẻ đang bị mắc dị vật ở đường thở. Nếu sơ cứu sai cách và chậm trễ sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Vậy khi trẻ bị hóc, sặc, người lớn phải làm gì? Cha mẹ cần nắm rõ cách sơ cứu khi con trẻ mắc dị vật. (Ảnh: Internet) - Một tay giữ bé, tay còn lại dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé ở vị trí giữa hai xương bả vai. Đây là cách dùng lực tác động vào lồng ngực tạo áp lực tống đẩy dị vật ra ngoài. - Nếu bé vẫn khó thở, tím tái, người lớn cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức. - Khi bé bị hôn mê, người lớn cần đặt bé nằm ngửa, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. - Lập tức đưa bé đến bệnh viện cấp cứu. |