Bước vào mùa nắng nóng, nhiều khu vực, địa phương trên cả nước đang đối mặt thêm với một loại bệnh khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân, đó là bệnh sốt xuất huyết.
Không chỉ Hà Nội, TP.HCM mà các khu vực thuộc tỉnh Bình Định cũng có nhiều ổ bệnh sốt xuất huyết khi từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 2.000 ca bệnh.
Nguồn nước ô nhiễm có thể sinh ra lăng quăng, bọ gậy. (Ảnh: Báo Lao Động)
Bình Định có nhiều ổ sốt xuất huyết, diễn biến phức tạp
Theo ghi nhận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, kể từ tháng 1 cho tới nay, bệnh viện đã cấp cứu và điều trị cho hơn 2.000 ca bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, đây là loại sốt xuất huyết Dengue, tập trung phần lớn ở đối tượng là trẻ em (với 45%). Trong đó, tỷ lệ người lớn có dấu hiệu cảnh báo cao, rơi vào khoảng 15,3%; tỷ lệ ở trẻ em chiếm 28,3%.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bình Định. (Ảnh: TTXVN)
Đối với các trường hợp bệnh nhân gặp sốc sốt xuất huyết, người lớn chiếm 1,5% nhưng đối tượng trẻ em chiếm tới 12%. Tỉnh đánh giá diễn biến bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn diễn ra vô cùng phức tạp và có xu hướng bùng phát.
>> Xem thêm: Cẩn thận với dịch sốt xuất huyết liên tục hoành hành
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định công bố chữa trị khỏi cho bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết
Trong số các bệnh nhi mắc sốt xuất huyết có một trường hợp nhập viện vào tối 28/5, với các triệu chứng viêm phổi, tổn thương tim nặng, suy hô hấp, tổn thương gan và rối loạn đông máu. Bệnh nhi được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue và bị sốc nặng. Đây là ca sốt xuất huyết nặng nhất từ đầu năm 2020 đến nay.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất. (Ảnh: Báo Dân Tộc)
Trải qua hơn 1 tháng điều trị tích cực, sáng ngày 29/6, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh thông báo về tình hình mới của bệnh nhi, cho biết đã điều trị thành công cho ca mắc sốt xuất huyết nặng này và sẽ sớm cho bệnh nhân ra viện trong vài ngày tới. Quá trình điều trị cho bệnh nhi được diễn ra theo phác đồ truyền dịch, truyền albumin, chống toan, thở CPAP, thở ô xy, thở máy xâm nhập, chọc dẫn lưu màng phổi phải 1.000ml dịch và phối hợp với kháng sinh liều cao. Sau 18 ngày, bệnh nhi được cai máy thở và tiếp tục điều trị theo chỉ đạo của bệnh viện.
>> Đừng bỏ lỡ: Hà Nội xuất hiện 2 ổ bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát cao
Phòng, chống sốt xuất huyết ngay từ trong hộ gia đình
Theo những diễn biến mới về dịch sốt xuất huyết xuất hiện trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định đã phối hợp hướng dẫn các hộ gia đình cách phòng, chống và ngăn chặn bệnh bùng phát. Hiện tại, tỉnh có hơn 100 ổ bệnh nên ngay từ phía các hộ gia đình cũng phải tự trang bị kiến thức, cách xử lý lăng quăng trong các bể chứa trữ nước.
Công tác phun khử trùng diễn ra thường xuyên. (Ảnh: Thương Hiệu)
Ngoài ra, nhân viên y tế cũng hướng dẫn từng hộ gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, sân vườn thoáng đãng, sạch sẽ và loại bỏ những vật dụng đọng nước không cần thiết. Đặc biệt, việc thực hiện ăn chín uống sôi và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn phải đặt lên hàng đầu.
>> Xem ngay: TP.HCM phát hiện thêm 2 ổ dịch sốt xuất huyết chỉ trong vòng 1 tuần
Bệnh đang bùng phát trên diện rộng, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng diễn ra trong suốt nhiều tháng trời. Người dân nên chú ý mắc màn khi đi ngủ để tránh bị lây nhiễm qua muỗi trung gian, lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Cách diệt lăng quăng tại hộ gia đình
Bước vào mùa nắng nóng, dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát khiến cho tình trạng "dịch chồng dịch" diễn ra trên khắp cả nước.
Các hộ gia đình cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và thực hiện diệt bọ gậy, lăng quăng để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh.
Diệt lăng quăng có thể thực hiện tại nhà bằng 4 nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm như sau:
- Diệt lăng quăng bằng muối.
- Thả cá để diệt lăng quăng.
- Diệt lăng quăng bằng vôi.
- Dùng dầu để diệt lăng quăng.