Vào tháng 10/2019, hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tử Bình ra mắt công trình chữ Quốc ngữ cải tiến mà theo hai anh đây là kiểu chữ mới, đẹp và ưu việt. Tuy nhiên kiểu chữ này nhận về rất nhiều ý kiến trái chiều, chỉ trích từ phía cộng đồng mạng, đa số mọi người đều cho rằng kiểu chữ này quá rườm rà, khó để ứng dụng.
Ngày 25/3, công trình này đã chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, "Chữ VN song song 4.0" chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Bài thơ Sóng được viết bằng CVNSS 4.0. (Nguồn: VOV)
>>> Có thể bạn muốn xem: Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'
Chữ viết bảo mật thời 4.0
Sau một thời gian khá kín tiếng, tác giả Kiều Trường Lâm đã có những chia sẻ mới về bộ chữ của mình, anh cho rằng bản thân sẵn sàng chấp nhận những lời góp ý từ phía độc giả để hoàn thiện hơn về chữ viết CVNSS 4.0.
Cũng trong thời gian này, anh Kiều Trường Lâm đã quyết định giới thiệu một công trình nghiên cứu chữ viết khác của mình với tên gọi "Chữ viết bảo mật thời 4.0", chữ viết này do đích thân anh là tác giả và trải qua 10 năm nghiên cứu để hoàn thiện.
Những bản thảo đầu tiên mô phỏng "Chữ viết bảo mật thời 4.0". (Nguồn: Nhịp sống Việt)
>>> Xem thêm: Ngược về một trời kí ức tuổi thơ với sách giáo khoa tiểu học trước cải cách
Quá trình nghiên cứu từ năm lớp 10
Trường Lâm cho biết anh bắt đầu quá trình nghiên cứu từ năm 2001 và hoàn thiện vào năm 2011. Ngay từ khi còn học lớp 10 tại Trường THPT Hòa Phong, Tây Hoà, Phú Yên, anh đã tự học và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc và thấy Tiếng Hàn có cấu trúc rất hay.
"Sau đó mình nảy sinh ra chủ ý sáng tạo cho Tiếng Việt một chữ viết mới. Từ đó, mình bắt đầu tự vẽ ra chữ mới áp dụng cho Tiếng Việt, sử dụng nhiều kiến thức hình học không gian để tự vẽ, tự thiết kế, tính toán từng góc cạnh để cho ra một bộ chữ viết mới." Anh Lâm chia sẻ.
Mẫu chữ được vận dụng nhiều sự sáng tạo. (Nguồn: Nhịp sống Việt)
Chữ này thoạt nhìn khá giống chữ Hàn nhưng 90% thiết kế phù hợp với phát âm tiếng Việt, chỉ ứng dụng 10% từ tiếng Hàn và kết hợp sử dụng hình học không gian để đo góc cạnh chữ viết.
>>> Khám phá nhiều công trình nghiên cứu sáng tạo tại fanpage Ồ hay nhé.
Chữ viết bảo mật được dân thiết kế đánh giá cao
Ngày khi giới thiệu công trình nghiên cứu mới này, anh đã tham khảo ý kiến của một người làm trong lĩnh vực thiết kế và nhận được phản hồi tốt về khía cạnh thiết kế bên cạnh tính ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật thông tin.
Bởi kiểu chữ có nhiều nét riêng biệt nên anh Lâm còn tự hào chia sẻ việc bạn mình ngỏ ý xin kiểu chữ này dụng trên font chữ của máy tính.
Tác giả vẫn chưa công bố cách dịch chữ vì còn tập trung cho "CVNSS 4.0". (Nguồn: K.L)
Chữ viết mới sẽ có bản quyền trong tương lai
Giống như tác phẩm đã công bố hồi năm ngoái, tác giả Kiều Trường Lâm hiện đang tiến hành thủ tục xin bản quyền cho công trình nghiên cứu thứ 2 của mình và sẽ mất khoảng 3 tháng.
Video xem thêm: Những hiện tượng kì là mà khoa học chưa thể giải thích
Trường Lâm tiết lộ thêm: "Hiện tại mình chưa thể công bố toàn bộ nghiên cứu "Chữ viết bảo mật thời 4.0" tới độc giả. Khi có bản quyền mình sẽ chính thức công bố mọi điều từ quy tắc viết đến cách phát âm, tất tật những vấn đề xoay quanh chữ viết mới này.".
>>> Đọc thêm: Tuyển sinh 2020: Những đối tượng được tuyển thẳng vào đại học
Có thể thấy rằng Kiều Trường Lâm là một người đam mê với ngôn ngữ khi anh dành hàng chục năm chỉ để nghiên cứu những kiểu chữ có 1-0-2, trong tương lai chúng ta sẽ cùng được chiêm ngưỡng một bộ chữ bảo mật mới nhất và biết đâu nó sẽ trở thành ngôn ngữ thế hệ mới.
Bạn nghĩ sao về ngôn ngữ mới này của tác giả Kiều Trường Lâm, cập nhật tin tức mới nhật tại YAN nhé.
Ngôn ngữ là một thành tựu vĩ đại của loài người, ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta cũng khó mà có thể hiểu hết các tầng nghĩa nếu không có sự học hỏi, trên Cộng đồng Ohman có một bạn hỏi:
Lượng thông tin của một câu nói có thể lớn đến mức nào?
"Xin lỗi binh sĩ, giày của chúng tôi chỉ bán theo đôi", bạn có cảm nhận được nỗi đau từ câu nói này không?>>> XEM TIẾP