Liệu bạn có biết ý nghĩa thật sự đằng sau các biểu hiện ngáp hay nấc cụt không? Đó không đơn thuần là hoạt động chuyển hóa năng lượng mà chính là biểu hiện phòng ngự cho cơ thể đấy.
Cơ chế hoạt động bên trong cơ thể chúng ta rất phức tạp và khó hiểu, đó là tổng thể của các chu kì sinh học và hệ thống rối rắm. Những biểu hiện như ngáp, nấc cụt hay hắt hơi thường xảy ra mỗi ngày hóa ra lại không hề đơn giản, trên thực tế đây chính là biểu hiện tự phòng ngự của cơ thể nhằm ngăn chặn các tác động bất lợi cho cơ thể từ bên ngoài.
1. Ngáp
Ngáp chính là cách mà cơ thể giúp não bộ hạ nhiệt khi phải hoạt động quá mức.
Từ trước đến nay, chúng ta thường cho rằng ngáp chính là dấu hiệu của việc buồn ngủ. Tuy nhiên trên thực tế, ngáp là chính là cách mà cơ thể giúp hạ nhiệt cho não bộ khi nó phải hoạt động quá mức, hoặc khi nhiệt độ vùng não bỗng nhiên bị tăng cao. Khi có biểu hiện ngáp kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, bạn tốt hơn nên nghỉ ngơi, thư giãn để giảm thiểu tình trạng căng thẳng của mình.
2. Hắt hơi
Hắt hơi giúp mũi được thông thoáng và sạch sẽ.
Mỗi ngày, chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều khói bụi trong không khí, các chất gây dị ứng, vi khuẩn hoặc một số chất kích thích. Nếu không kịp thời phòng ngự, các chất có hại này sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể. Hắt hơi chính là cách làm sạch mũi siêu hiệu quả, việc hắt hơi sẽ khiến cho các chất bụi bẩn bị tống hết ra ngoài, giữ cho mũi được thông thoáng và sạch sẽ.
3. Vươn vai
Vươn vai giúp hồi phục lưu lượng máu trong cơ thể.
Khi bạn ngồi một chỗ trong một thời gian dài, cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất nhức mỏi và uể oải. Vươn vai sẽ khiến bạn kéo dãn các cơ bắp, giúp phục hồi lưu lượng máu trong cơ thể, khiến tâm trạng trở nên phấn khởi và thoải mái hơn.
4. Nấc cụt
Nấc cụt xảy ra khi ăn quá nhanh hay nuốt miếng thức ăn quá lớn.
Nấc cụt xảy ra khi chúng ta ăn quá nhanh, việc nuốt miếng thức ăn quá lớn hay ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến cho thần kinh pneumogastric bị kích thích. Điều này sẽ khiến cho cơ hoành hoạt động liên tục với tốc độ cao hơn bình thường, kết quả là tạo ra những cơn nấc cục.
5. Cảm giác bị rơi, bị giật điện khi ngủ
Khi ngủ, chúng ta thường xuyên có cảm giác bị điện giật hoặc rơi từ trên cao xuống.
Trong lúc ngủ, chúng ta thường xuyên có cảm giác như bản thân bị rơi từ đâu đó xuống đất hoặc giật điện mà không biết lí do vì sao. Điều này có thể lí giải đơn giản như sau, khi ngủ, các hoạt động cơ bắp bắt đầu chậm lại, điều này khiến cho não bộ ngầm hiểu đây chính là dấu hiệu của cái hết. Vì vậy mà nó cố gắng kích thích các dây thần kinh vận động hết cỡ để tạo ra một cú kích động mạnh, tưởng chừng như có luồng điện chạy qua khiến bạn tỉnh giấc ngay lập tức.
6. Đầu ngón tay nhăn nhúm lại khi bị ngâm nước lâu
Các nếp nhăn trên đầu ngón tay xuất hiện khi ngâm tay quá lâu trong nước là để gia tăng độ ma sát.
Khi tay bạn tiếp xúc lâu với nước, các lớp da sẽ có hiện tượng nhăn nhúm và co lại. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do cơ thể chúng ta hiểu được việc ngâm tay lâu trong nước sẽ gây ra sự trơn trượt trên da, khiến đồ vật cầm nắm trên tay dễ bị tuột. Chính vì vậy mà các nếp nhăn xuất hiện để tăng độ ma sát, giúp tay ta cầm nắm chắc hơn.
7. Mất trí nhớ một phần
Mất trí nhớ một phần là tình trạng xảy ra khá phổ biến đối với nhiều người.
Mất trí nhớ một phần là tình trạng khá phổ biến đối với nhiều người. Thông thường, tình trạng này xảy ra khi não bộ chúng ta đang bị quá tải và stress nặng. Việc xóa đi một vài kí ức sẽ khiến cho não bộ nhẹ hơn và hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là những kí ức không vui, có phần khủng khiếp.
8. Nổi da gà
Nổi da gà xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp ngoài môi trường.
Nổi da gà xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp bên ngoài môi trường, chức năng chính của biểu hiện này chính là làm giảm lượng nhiệt bị mất thông qua lỗ chân lông trên da. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng nhiệt độ nhanh chóng, làm ấm mình trong điều kiện thời tiết lạnh lẽo, khắc nghiệt.
9. Nước mắt
Nước mắt được xem là công cụ làm giảm nỗi buồn hiệu quả.
Nước mắt không chỉ có tác dụng bảo vệ cho lớp màng nhầy của mắt mà còn được xem là công cụ làm phân tán nỗi buồn hiệu quả. Theo các nhà khoa học, việc chảy nước mắt chính là nguồn năng lượng mà cơ thể cố tình tạo ra để đánh lạc hướng của con người khỏi nỗi buồn, nỗi bất hạnh mà mình đang gặp phải.
(Ảnh: Internet)