Rùng rợn hồ xương người Roopkund ở Ấn Độ

15:00 11/01/2016

Mùa đông, hồ băng Roopkund và khu vực xung quanh đó đều bị bao phủ bởi tuyết trắng. Nhưng khi đến mùa băng tan, Roopkung không còn đơn thuần là hồ bằng lạnh lẽo trắng xóa nữa mà là nơi đầy ghê rợn với hàng trăm bộ xương người nổi trên mặt hồ, lẫn trong đám tuyết chưa kịp tan hay rải rác xung quanh những tảng đá ẩm ướt.


Cận cảnh xương người nằm trên tảng đá vừa tan băng. (Ảnh: Internet)
Cận cảnh xương người nằm trên tảng đá vừa tan băng. (Ảnh: Internet)

Hồ băng Roopkund là một trong những địa điểm tuyệt đẹp trên đỉnh Himalaya cách mặt nước biển 5000m ở Ấn Độ. Hầu hết quanh năm, nơi này đều là băng tuyết. Duy chỉ vào mua xuân, khi ánh mặt trời soi qua mặt hồ, băng bắt đầu tan và người ta thấy được xung quanh đây có rất nhiều bộ xương người. Từ cuối thể kỉ 19, đã có nhiều bái báo và tài liệu đề cập về sự xuất hiện của những bộ xương người, vén màn bí mật về những điều kì lạ ở hồ Roopkund.


Mùa xuân đến mang theo hàng loạt xương người. (Ảnh: Internet)
Mùa xuân đến mang theo hàng loạt xương người. (Ảnh: Internet)

Vào năm 1942, khi băng tan, những người làm công tác bảo vệ rừng tại những khu vực cấm săn bắn đã đến Roopkund và vô tình phát hiện ra khoảng 200 bộ xương người ở một góc trong lòng hồ. Hầu hết đều là những bộ xương người nguyên vẹn. Sau đó, họ mới rà soát và kiểm lại thì có hơn khoảng 800 bộ xương người nằm rải rác với nhiều kích cỡ khác nhau.


Cảnh đồ Roopkund lúc bị băng tuyết bao phủ. (Ảnh: Internet)
Cảnh đồ Roopkund lúc bị băng tuyết bao phủ. (Ảnh: Internet)


Bọ xương nằm rải rác gần hồ. (Ảnh: Internet)
Bọ xương nằm rải rác gần hồ. (Ảnh: Internet)

Sau khi tin tức về hồ Roopkund được lan truyền, nhiều người cảm thấy sợ hãi vì cho rằng ở một nơi cao và lạnh lẽo như vậy thì không thể nào có ngần ấy người sinh sống.

Thoạt đầu, nhiều người đưa ra giả thiết cho rằng những bộ xương người đó là của binh lính Nhật Bản - những người đã xâm nhập vào khu vực Kashmir rồi bị chết cóng vào chiến tranh thế giới thứ II. Sau đó, quân đội nước Anh đã cử người đến đây xác nhận và phát hiện những bộ xương đó không phải của quân lính Nhật Bản. Và bí mật đằng sau nó vẫn chưa được phơi bày.


Bí ẩn về sự xuất hiện của những bộ xương người tại hồ vẫn chưa được làm rõ.
Bí ẩn về sự xuất hiện của những bộ xương người tại hồ vẫn chưa được làm rõ.

Trước những tin tức được lan truyền, nhiều nhà thám hiểm người Anh đã đến hồ Roopkund để điều tra và nghiên cứu và cho ra nhiều lý giải khác nhau. Cũng có giả thiết nói rằng những bộ xương đó là của đội quân tướng Zorawar Singh sau trân đánh với Tây Tạng năm 1841 bởi quân của tướng Zorawar Singh đã bị lạc đường rồi bị chết cóng ở đây. Mãi đến 1960, sau khi tiến hành xét nghiệm đồng vị các-bon phóng xạ thì giả thiết trên là hoàn toàn sai.


Xương người ở hồ Roopkund. (Ảnh: Internet)
Xương người ở hồ Roopkund. (Ảnh: Internet)

Một số lí giải khác xác định những bộ xương này đã xuất hiện từ từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15 và liên hệ đến vụ tấn công bất thành của Mohammad Tughlak vào Garhwal Himalaya. Hàng loạt những cuộc điều tra, tin đồn đã đưa ra những lí do như đại dịch nhưng vẫn rất mơ hồ.

Tất cả các lí giải và giả thuyết đưa ra đều không có căn cứ chứng minh, mãi cho đến năm 2004 khi một đoàn các nhà khoa học châu Âu và Ấn Độ đã tập hợp lại trên khu vực này để khám xét thì khi đó sự thật và những bí ẩn mới bắt đầu được giải đáp phần nào.


Xương rải rác khắp nơi. (Ảnh: Internet)
Xương rải rác khắp nơi. (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học đã phân những bộ xương này thành 2 loại khác nhau dựa trên DNA: Những bộ xương có dáng vóc thấp bé và xương có dáng vóc cao to. Kết quả nghiên cứu đồng vị các-bon cho thấy những bộ xương đã xuất hiện vào khoảng năm 850 sau Công nguyên.

Ngoài ra, kết quả điều tra cho rằng tất cả những người này đã chết do bị vật nặng và cứng đánh trúng từ trên đầu xuống do có vết nứt sau hộp sọ. Và ban đầu kết luận có thể số người đó chết do mưa đá. Trong 31 bộ xương gửi về trung tâm phân tử sinh vật học Hydarebad, hầu hết đều có một mảnh xương nhô ra ngoài trán và có 3 bộ có chuỗi xoắn gen ADN đột biết chỉ có ở cư dân Maharashtra, Ấn Độ.


Địa hình hiểm trở quanh hồ. (Ảnh: Internet)
Địa hình hiểm trở quanh hồ. (Ảnh: Internet)

Hồ Roopkund lại nằm trên một tuyến đường quan trọng trên núi Nanda Devi, nên khu vực này trước đây cũng có những hoạt động lễ hội diễn ra thường 12 năm một lần. Chính vì vậy, dựa theo kết quả ADN trên, những nhà khoa học đã tin rằng vào khoảng năm 850, một nhóm người Ấn Độ di cư hành hương qua đây đã gặp phải trận mưa đá lớn nên đã chết đồng loạt. Thời tiết băng giá ở hồ Roopkund chính là phương tiện giúp những bộ xương này vẫn tồn tại theo thời gian.


Trải qua hàng nghìn năm nhưng những di vật còn sót lại vẫn chưa bị phân hủy. (Ảnh: Internet)
Trải qua hàng nghìn năm nhưng những di vật còn sót lại vẫn chưa bị phân hủy. (Ảnh: Internet)

Trước đó, đã có rất nhiều truyền thuyết được vẽ ra về hồ xương Roopkund. Một trong số đó là bài hát của những người phụ nữ Himalaya, nói về nữ thần Nandadevi đã tức giận vì có kẻ ngoại nhập bước vào khu vực tôn nghiêm của khu rừng nên đã tạo ra mưa đá để trừng phạt họ. Những kẻ ngoại nhập đó được cho là vua nước Kannaji cùng hoàng hậu, con cái, cận thần và tùy tùng. Và số xương được phát hiện không ai khác chính là tất cả mọi người bao gồm vua và hoàng hậu.

Dù sự việc này cũng đã được nghiên cứu khá lâu nhưng nó luôn là một đề tài thú vị và thu hút sự tò mò của nhiều người trên thế giới hiện nay.