Vì sao bệnh Whitmore tái bùng phát?

14:35 16/09/2019

Chỉ trong tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận tới 12 ca mắc bệnh Whitmore (vi khuẩn ăn thịt người), trong đó 4 ca đã tử vong. Có 1 nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bị vi khuẩn Whitmore ăn cánh mũi. Được biết căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, tới 40%.

Ca nhiễm khuẩn này đã làm tăng tổng số ca nhiễm bệnh lên con số đáng báo động. Căn bệnh này là 1 trong những căn bệnh đáng sợ nhất từ trước đến nay.

Dịch bệnh ăn mòn cơ thể Whitmore đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1925

Ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện tại TP HCM vào năm 1925. Sau đó, vào năm 1928 và 1936 bệnh được phát hiện ở Hà Nội và Huế. Sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh Whitmore được các nhà khoa học Pháp công bố năm 1937 tại tỉnh Hải Dương và năm 1955 tại các tỉnh Nam Bộ.

Tiến sĩ Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, người có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore cho biết:

"Chúng tôi đã chứng minh Whitmore là loại bệnh truyền nhiễm phổ biến ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ ở Việt Nam”.

>>> Đọc thêm: Cảnh báo nguy hiểm: Thêm 4 người mắc bệnh Whitmore

 
Tiến sĩ Trung hướng dẫn các bác sĩ bệnh viện tuyến dưới xét nghiệm vi khuẩn Whitmore.
Tiến sĩ Trung hướng dẫn các bác sĩ bệnh viện tuyến dưới xét nghiệm vi khuẩn Whitmore.

Ông cũng nhấn mạnh rằng: “Chính vì chẩn đoán đúng ra bệnh nên số lượng ca bệnh tăng lên, chứ không phải bệnh đột ngột quay trở lại và bùng phát thành dịch”.

Hiện, có 38 bệnh viện ở 26 tỉnh, thành phố đã được đào tạo về phương pháp xét nghiệm bệnh, phát hiện được gần 1.000 ca nhiễm Whitmore trong cả nước.

 
Các vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nước, đất bị ô nhiễm và thậm chí là có trong không khí. Ảnh minh họa.
Các vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nước, đất bị ô nhiễm và thậm chí là có trong không khí. Ảnh minh họa.

Vì sao số bệnh nhân Whitmore tăng?

Theo tiến sĩ Trung, Whitmore là một bệnh truyền nhiễm được các nhà khoa học Pháp phát hiện ở Việt Nam 94 năm trước. Những năm 70 của thế kỷ trước, căn bệnh này còn có tên gọi là "Vietnamese time-bomb” tức quả bom hẹn giờ của Việt Nam.

Tuy nhiên, điều kiện y tế nước ta ngày đó còn khó khăn nên không thể điều trị được bệnh. Cũng vào thời điểm đó cũng xuất hiện nhiều dịch bệnh truyền nhiễm khác lưu hành như sốt rét, lao, sốt xuất huyết... nên Whitmore chưa được chú trọng.

Trường hợp bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai bị vi khuẩn Whitmore tấn công ở vị trí mỏng yếu (cánh mũi) của cơ thể, thời gian được chẩn đoán bệnh lâu khiến các giai đoạn điều trị kháng sinh chậm, nên khó có thể làm chủ vi khuẩn, dẫn đến thay đổi hình dạng cánh mũi.

>>> Xem thêm: Nghệ An phát hiện 3 ca trẻ em mắc "vi khuẩn ăn thịt người"

 
Nữ bệnh nhân nbị vi khuẩn Whitmore ăn cánh mũi.
Nữ bệnh nhân nbị vi khuẩn Whitmore ăn cánh mũi.

 
Ca nhiễm bệnh ở Thái Nguyên do bị bừa đâm vào chân lúc đi cày.
Ca nhiễm bệnh ở Thái Nguyên do bị bừa đâm vào chân lúc đi cày.

Ông Trung cũng cho biết thêm hiện nay xét nghiệm vi sinh ở nhiều bệnh viện chưa được đầu tư đúng tầm, dẫn đến việc khó xác định đúng căn bệnh. Chính vì vậy, bệnh Whitmore đã bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh truyền nhiễm khác.

Gần đây, nhiều cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến Trung ương đã triển khai xét nghiệm vi sinh, dần làm chủ được và phát hiện ra các ca bệnh.

Kết

Với tình hình bệnh được phát hiện nhiều hơn ở hiện tại, ông Trung cho biết nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật xét nghiệm nhanh để giúp các bác sĩ sớm chẩn đoán đúng, chữa đúng bệnh nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Cùng với đó nhóm nghiên cứu từng bước tiếp cận nghiên cứu về vắcxin phòng bệnh khi hợp tác quốc tế qua Nghị định thư với Anh. Trong thời gian này điều quan trọng là chúng ta cần phải đảm bảo các quy tắc an toàn vệ sinh để bảo vệ chính mình và người thân.

Hãy cập nhật, chờ đón những tin tức mới nhất và hấp dẫn nhất trên Oh!man nhé!

Nguồn ảnh: Internet

Những điều cần biết và cách phòng bệnh Whitmore

Đầu tiên, Whitmore lây từ người và từ động vật sang người là rất hiếm, nó sẽ không thành dịch mà cũng đừng vì vậy mà chủ quan.

Thứ hai, nó chủ yếu nhiễm bệnh qua việc hấp thụ, hít phải bụi bẩn hoặc tiếp xúc với nước và đất bị nhiễm bẩn, nuốt phải nước bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da, nên những người làm công việc dễ mắc bệnh trên phải cẩn thận khi lao động và phải sử dụng đồ bảo hộ lao động.

Thứ ba, cần phải ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng và liên tục thực hiện các thao tác phòng bệnh kể trên, nhất là với các khu vực xuất hiện người mắc bệnh.

Cuối cùng, nếu phát hiện có các dấu hiệu giống như trên thì người bệnh nên đến ngay các cơ quan y tế, bệnh viện lớn để có thể khám và chẩn đoán, chữa trị kịp thời.

Vì sao bệnh Whitmore tái bùng phát?