Bạn vẫn nghĩ toilet là nơi dơ bẩn nhất trong nhà sao? Bạn lầm rồi, có nhiều vật dụng còn bẩn hơn như vậy nhiều
1. Miếng bọt rửa chén
Hầu hết chúng ta cho rằng, nhà vệ sinh bẩn hơn nhà bếp, nhưng thực tế thì ngược lại đấy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, miếng bọt biển để rửa chén dùng trong bếp bẩn hơn gấp 200.000 lần so với toilet. Gian bếp là nơi bạn chế biến thức ăn, đây cũng là điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển tốt.
Không chỉ là miếng bọt biển mà các vật dụng trong bếp như bồn rửa bát, bếp, tủ để bát, giá đỡ tủ lạnh và các đồ dùng trong nhà bếp đều dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

2. Xe đẩy hàng trong siêu thị
Những chiếc xe này được dùng để đựng đủ mọi thứ đồ của người mua sắm từ đồ khô cho tới các loại thực phẩm tươi sống. Nhiều gia đình còn đặt trẻ em ngồi vào trong xe đẩy. Khi đi mua sắm ở siêu thị, hãy cẩn thận khi chạm tay vào các xe đẩy hàng, hoặc giỏ xách chứa hàng tại đây. Không chỉ vì có rất nhiều người đã từng chạm vào chúng, mà vì chúng cũng chứa rất nhiều các sản phẩm, hàng hóa khác, khiến vi khuẩn tích tụ ở đó.
Nếu bạn chỉ mua một vài thứ, hãy thử dùng chiếc rổ xách tay để cất chúng, hoặc vệ sinh sạch tay của bạn sau khi đi mua sắm về.

3. Công tắc đèn
Giống như tay nắm cửa và các nút bấm khác, công tắc đèn cũng hiếm khi được làm sạch. Trên thực tế, trên các công tắc đèn chứa rất nhiều vi khuẩn và chúng tích tụ dần theo năm tháng, đặc biệt tại các văn phòng và nơi công cộng.

4. Tay nắm cửa
Cho dù đang ở nhà bạn, văn phòng hay ở bất kỳ nơi nào khác, tay nắm cửa chính là hang ổ chứa vi trùng. Chúng thường ít bị bám bụi, do đó bạn không nhận ra đây là thứ cần được làm sạch. Nhưng trên thực tế, có nhiều người chạm vào tay nắm cửa mỗi ngày và họ để lại vô số vi khuẩn trên đó.
Thay vì dùng cả bàn tay nắm lấy tay nắm cửa, hãy cầm một chút ở đuôi tay cầm,hoặc dịch lên ở phần đầu tay nắm để hạn chế khả năng bị nhiễm vi khuẩn từ tay nắm cửa.

5. Thớt
Theo tiến sĩ vi sinh vật Gerba, trung bình trên bề mặt một chiếc thớt có thể chứa một lượng vi khuẩn nhiều gấp 200 lần vi khuẩn có trên bệ của một cái toa lét. Nguyên nhân là vì người ta thường cọ rửa sơ sài và ít khi làm khô nó sau khi rửa, trong khi thớt là nơi thường xuyên đặt đủ mọi loại thức ăn để cắt thái.

6. Điện thoại và tai nghe (earphone)
Điện thoại di động hay cố định qua sử dụng lâu ngày mà không vệ sinh sạch sẽ đều có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Mỗi khi nói chuyện bằng điện thoại, một lượng lớn vi khuẩn từ nước bọt của chúng ta sẽ được đẩy ra và bám vào chiếc điện thoại. Vi khuẩn còn di cư từ bàn tay bạn qua điện thoại nữa.
Chiếc tai nghe bẩn cũng là một trong những mối nguy tiềm ẩn mà bạn cần cảnh giác, vì nó cũng có thể gây mụn hoặc viêm nhiễm trên mặt.

7. Khẩu trang
Khi tham gia giao thông bằng xe mấy, nhiều phụ nữ có thói quen dùng khẩu trang để bảo vệ da khỏi bụi. Tuy nhiên, đôi khi bạn vừa đi vừa nói chuyện hay bất chợt ho hoặc hắt xì, sẽ có rất nhiều vi khuẩn bay từ miệng ra và bám vào khẩu trang.
Đó là chưa kể, khẩu trang còn thường được nhét trong cốp xe mỗi khi không dùng đến, điều kiện nóng ẩm tiếp tục kích thích vi khuẩn phát triển. Vì vậy hãy giặt khẩu trang sau mỗi lần sử dụng.
