Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã chính thức mạnh lên thành bão số 2. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cơn bão này có tên gọi quốc tế là Sinlaku.
Vào hồi 4 giờ sáng nay ngày 2/8, vị trí tâm bão đã nằm ở vĩ độ khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc, 106.7 độ Kinh Đông. Tâm bão cách bờ biển của các tỉnh Thái Bình - Nghệ An khoảng 120km về phía Đông Nam. Sức gió ở gần tâm bão mạnh đến cấp 8 (60 - 75km/giờ) và giật cấp 10. Bán kính gió tính từ tâm bão mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên (khoảng 130km).
Mưa lớn khiến người dân khó khăn di chuyển (Ảnh: Người lao động)
>>> Xem thêm: "Dở khóc dở cười" rạp cưới bị mưa bão quật đổ ngay trước giờ đón dâu
Các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 12 giờ tới, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ, bão Sinlaku sẽ đi được khoảng 15km. Cơn bão này có thể đi vào đất liền các tỉnh từ Ninh Bình đến Nghệ An và có thể suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 16 giờ hôm nay (2/8), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới sẽ ở khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông trên các tỉnh từ Ninh Bình đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới được dự đoán sẽ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ) và giật cấp 8.
Hình ảnh đường đi và vị trí cơn bão. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)
Trong thời gian từ 12 giờ đến 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ sẽ di chuyển được khoảng 15km. Sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh, áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới là ở vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc, kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông, gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật cấp 8 trở lên.
Bão Sinlaku có thể sẽ gây ra gió giật và lốc xoáy, vì thế mà toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên biển trong khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có thể sẽ phải chịu những tác động này. Trên đất liền, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.
Sóng biển có thể dâng cao do ảnh hưởng của bão (Ảnh: 24h)
Cảnh báo gió mạnh trên biển, đất liền
Vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sẽ chịu tác động lớn từ cơn bão này. Khu vực này sẽ có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8, sóng biển cao 3 - 4m, biển động mạnh.
Khu vực vịnh Bắc Bộ (gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 3 - 4m, biển động rất mạnh.
Các tỉnh ven biển như Thái Bình đến Nghệ An gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh có gió giật cấp 6 đến cấp 8. Các tỉnh từ Nghệ An đến Thái Bình có khả năng nước dâng, đề phòng triều cường cao từ 3 đến 3,5m.
Mưa lớn gây ngập lụt trên đường phố (Ảnh: Dân trí)
Gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9 sẽ xảy ra ở khu vực giữa và phía Nam biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm huyện đảo Phú Quý). Sóng biển cao 2 đến 4m, biển động mạnh.
>>> Có thể bạn chưa biết: Thời tiết xấu khiến hơn 2.000 du khách bị kẹt ở đảo Lý Sơn
Cảnh báo mưa lớn
Trong ngày hôm nay (2/8), dự báo các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa trung bình từ 50 - 150mm/24h, có nơi trên 150mm/24h). Từ hôm nay đến ngày 5/8 các tỉnh Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa trung bình từ 200-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ (gồm cả huyện đảo Phú Quốc) còn có mưa vừa, mưa to và dông, lượng mưa trung bình khoảng 50 - 100mm/24h. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Khu vực Hà Nội từ nay đến (5/8) có mưa, riêng ngày và đêm nay có mưa to, lượng mưa trung bình từ 40 - 80mm/24h. Cấp độ rủi ro thiên tai dự đoán là cấp 3.
Mưa to ập xuống khiến việc di chuyển của mọi người gặp không ít khó khăn. (Ảnh: Báo Nhân Dân)
>>> Xem thêm: Miền Bắc lại đón đợt nắng nóng gay gắt đến đầu tuần sau
Cơn bão sẽ gây cản trở cho người dân trong việc di chuyển, chính vì thế, người dân cần trang bị đầy đủ mũ, áo mưa mỗi khi ra ngoài đường, đi chậm, quan sát kỹ để tránh xảy ra tai nạn.
Thời tiết mưa dông sẽ khiến cho nền nhiệt giảm nên cảm giác rất thoải mái, dễ chịu. Nhưng khi nắng nóng gay gắt bắt đầu đổ bộ thì mỗi người cần trang bị cho bản thân nhiều hơn để phòng tránh việc bị "sốc nhiệt".
Để có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho những tình huống bị "sốc nhiệt", nhiều mamber trên Cộng đồng Oh!man đã chia sẻ câu trả lời thông qua câu hỏi:
"Làm sao để tránh bị sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng?" >>> XEM CÂU TRẢ LỜI