Bão số 13 gây mưa to gió lớn, cây xanh bật gốc, trường học bị tốc mái

10:00 15/11/2020

Sáng ngày 15/11, cơn bão số 13 đã di chuyển vào vùng biển nước ta gây mưa to, gió giật mạnh.

Tại Thừa Thiên - Huế, ảnh hưởng của bão đã khiến nhiều cây xanh bật gốc, nhà cửa bị tốc mái.

 
Cây xanh bật gốc vì gió lớn. (Ảnh: Người lao động).
Cây xanh bật gốc vì gió lớn. (Ảnh: Người lao động).

>>> Xem thêm: Huế: Mưa lớn diện rộng, nhiều nơi tái ngập lụt và sạt lở đất

Bão số 13 gây thiệt hại tại Thừa Thiên - Huế

Bão số 13 với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 12, tiến sát vào khu vực đất liền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tại vùng ven biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng ghi nhận sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10.

 
Gió lớn làm nhiều ngôi nhà bị tốc mái. (Ảnh: Người lao động).
Gió lớn làm nhiều ngôi nhà bị tốc mái. (Ảnh: Người lao động).

Mưa cũng xuất hiện tại khu vực Trung Trung Bộ, lượng mưa dao động trong khoảng 100-150mm. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đến sáng ngày 15/11, nhiều khu vực tại Thừa Thiên - Huế đã có một số cây xanh bật gốc. Tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, một ngôi trường tiểu học cũng đã bị gió bão thổi bay mái.

 
Trường tiểu học tại Huế bị tốc mái. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Trường tiểu học tại Huế bị tốc mái. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Cũng trong sáng 15/11, vùng biển thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã có gió rất mạnh, sóng biển cao. Nhiều khu vực tại địa bàn này mất điện. Trong đó, tại huyện đảo Cồn Cỏ, mọi liên lạc bị cắt đứt hoàn toàn do mưa bão.

 
Khung cảnh tan hoang tại Huế sau khi bão số 13 gây ảnh hưởng. (Ảnh: Lao Động).
Khung cảnh tan hoang tại Huế sau khi bão số 13 gây ảnh hưởng. (Ảnh: Lao Động).

 
Nhiều nơi nước dâng gây ngập lụt. (Ảnh: Lao Động).
Nhiều nơi nước dâng gây ngập lụt. (Ảnh: Lao Động).

>>> Xem thêm: Sạt lở núi ở Quảng Ngãi: 2 người may mắn thoát khỏi miệng “tử thần”

Bão tiếp tục di chuyển sâu vào đất liền

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo trong 12h tới, bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc với vận tốc 15-20km/giờ, tiếp tục di chuyển sâu vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế rồi suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 13h cùng ngày, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên đất liền khu vực Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, vùng gần tâm áp thấp có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Khoảng tối nay đến ngày 16/11, tâm áp thấp nhiệt đới giữ nguyên hướng di chuyển và vận tốc, đi vào đất liền rồi suy yếu thành vùng áp thấp.

 
Biển báo gãy đổ do gió lớn. (Ảnh: Người lao động).
Biển báo gãy đổ do gió lớn. (Ảnh: Người lao động).

Do ảnh hưởng của cơn bão số 13, khu vực ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có thể xuất hiện tình trạng nước dâng cao từ 0,5-1,0m. Khu vực các vùng trũng thấp ven biển, cửa sông tại Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế có thể xảy ra ngập úng.

Ngoài ra, từ 15-16/11, khu vực Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to, lượng mưa phổ biến từ 100-180mm, có nơi trên 250mm. Bắc Nghệ An và Thanh Hóa lượng mưa dao động trong khoảng từ 50-150mm.

 
Khung cảnh tan hoang sau bão. (Ảnh: Lao Động).
Khung cảnh tan hoang sau bão. (Ảnh: Lao Động).

 
Nhiều nơi bị ngập nước tại Thừa Thiên - Huế. (Ảnh: Lao Động).
Nhiều nơi bị ngập nước tại Thừa Thiên - Huế. (Ảnh: Lao Động).

>>> Xem thêm: Phố cổ Hội An: 1 tháng phải hứng chịu tới 6 đợt nước lũ

Được biết trước đó, để đề phòng cơn bão số 13, người dân tại nhiều tỉnh thành đã được sơ tán đến nơi an toàn. Hi vọng, cơn bão 13 đi qua sẽ không gây ra quá nhiều thiệt hại nghiêm trọng và người dân sẽ sớm trở về với cuộc sống bình thường của mình sau bão.

ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO SỐ 13

Từ ngày 14/11, dù chưa đổ bộ, song cơn bão số 13 đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến một số khu vực.

Tại đảo Lý Sơn, mưa to gió lớn đã xuất hiện từ sáng ngày 14/11 và đến chiều cùng ngày, khu vực huyện đảo này đã mất điện toàn bộ.

Bão số 13 cũng khiến nhiều nơi xuất hiện mưa gây ngập úng, điển hình như Thừa Thiên - Huế. Tại Đà Nẵng, nước sông Hàn dâng cao tràn bờ vào đường Như Nguyệt.

Xem thêm TẠI ĐÂY!