Báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin người đàn ông Việt truyền 15 lon bia để giải độc rượu: "Thật khó tin"

15:30 18/01/2019

Ngày 10/1 vừa qua, cư dân mạng đã được một phen xôn xao khi bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật, trú tại xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhập viện vì ngộ độc rượu, sau đó được các bác sĩ cứu sống bằng cách truyền 5 lít bia vào đường tiêu hóa.

Sự việc khiến cho nhiều người không khỏi bất ngờ về cách chữa bệnh có phần kì lạ này của bác sĩ cũng như hiệu quả mà nó đem lại. Không những vậy, sự việc kì lạ này đã được hàng loạt các trang báo nước ngoài như DailyMail, Ladbible, Express,... đưa tin và gây bão trên mạng xã hội quốc tế.


Bệnh nhân nam 48 tuổi được chữa khỏi bệnh bằng cách truyền 5 lít bia vào đường tiêu hóa 
Bệnh nhân nam 48 tuổi được chữa khỏi bệnh bằng cách truyền 5 lít bia vào đường tiêu hóa 

Chỉ sau một ngày được đăng tải trên trang Facebook của Ladbible, bài đăng về ca bệnh này đã nhận được hơn 35 nghìn lượt thích, cùng với đó là 15 nghìn lượt chia sẻ. Đồng thời, rất nhiều câu hỏi cũng được cư dân mạng quốc tế đưa ra như để chứng thực thêm về sự việc này.

Báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin người đàn ông Việt truyền 15 lon bia để giải độc rượu:


Các trang báo nước ngoài sau khi biết tin cũng đã nhanh chóng đăng tải về sự việc này
Các trang báo nước ngoài sau khi biết tin cũng đã nhanh chóng đăng tải về sự việc này

"Sao chuyện điên rồ này có thể xảy ra được nhỉ? Bia với rượu thì có gì khác nhau đâu"

"Bất ngờ thật đấy. Nếu là tôi thì sau khi uống hết 15 lon bia tôi sẽ gục ngã ngay tại chỗ chứ nói gì đến chữa được bệnh".

Trao đổi với báo chí, bác sĩ Lê Văn Lâm - trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết rượu có hai loại cơ bản là Etylic và Metylic (hay Methanol). Khi đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa Etylic trước, sau đó mới tới Metylic. Etylic được chuyển hóa sẽ không gây ngộ độc, tuy nhiên Metylic thì lại được chuyển hóa thành Andehit Formic, chất này ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc và nguy cơ tử vong rất cao. 


Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Lâm - trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết cách làm này khiến quá trình chuyển hóa Metylic trong cơ thể bệnh nhân chậm đi
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Lâm - trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết cách làm này khiến quá trình chuyển hóa Metylic trong cơ thể bệnh nhân chậm đi

Đồng thời, trong bia có chứa Etylic, do vậy để hạn chế quá trình chuyển hóa Metylic thì các bác sĩ đã quyết định truyền bia cho bệnh nhân. Khi bia được truyền vào cơ thể, gan sẽ ưu tiên chuyển hóa Etylic, điều này giúp có đủ thời gian để lọc máu. Đồng thời, Metylic ở lâu trong cơ thể nếu không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm bớt độc tố trong cơ thể và tăng thời gian để cứu sống bệnh nhân.

Tổng hợp

Các thông tin Đời sống, Xã hội sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật tại mục Đời của YAN NEWS!