Bàn nhậu ngày cuối năm chỉ nước ngọt thay bia rượu thì sợ gì bị phạt

09:00 05/01/2020

Từ đầu năm 2020, người dân trở nên xôn xao khi tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều có khả năng bị kiểm tra nồng độ cồn và xử lý theo quy định. Các mức phạt được áp dụng khá cao, khiến người điều khiển phương tiện giao thông cũng phải hết sức chú ý về việc sử dụng rượu, bia, thậm chí là nói không với đồ uống có cồn.

 
Giờ đây người điều khiển phương tiện giao thông sẽ có ý thức từ chối sử dụng rượu bia khi lái xe. (Ảnh: ANTV).
Giờ đây người điều khiển phương tiện giao thông sẽ có ý thức từ chối sử dụng rượu bia khi lái xe. (Ảnh: ANTV).

Bữa tiệc không có rượu bia chỉ... nước ngọt

Thời điểm cuối năm, những bữa tiệc tất niên, liên hoan, cưới xin, đám hỏi... đều đua nhau tổ chức và thứ không thể thiếu trên mâm cỗ chính là chai rượu, ly bia. Với tâm lý lâu lâu mới vui một lần, người ta sẽ uống hết mình, “không say không về” để rồi chuyện đau lòng xảy ra khi có tai nạn ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, năm nay có lẽ mọi thứ sẽ khác khi trên bàn tiệc lại thiếu vắng hẳn bia rượu, thay vào đó là những lon nước ngọt, ly nước lọc vô cùng lành mạnh.

Bàn tiệc giờ sẽ chỉ có đồ ăn, nước ngọt và nước lọc. (Ảnh: GTG).Bàn tiệc giờ sẽ chỉ có đồ ăn, nước ngọt và nước lọc. (Ảnh: GTG).

Cụ thể, trong một bài đăng trên mạng xã hội, cư dân mạng phải ngạc nhiên khi loạt ảnh đính kèm cho thấy bàn tiệc đầu năm tại một đám cưới không hề có rượu bia, trái lại cánh mày râu đua nhau uống nước ngọt, kèm theo đó là những chai nước lọc cho những ai không thể dùng đồ uống có ga.

 
Bàn tiệc với toàn nước ngọt khiến dân mạng bàn tán. (Ảnh: GTG).
Bàn tiệc với toàn nước ngọt khiến dân mạng bàn tán. (Ảnh: GTG).

>> Có thể bạn quan tâm: Xót xa cảnh “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”: Lời cảnh tỉnh rùng mình cho những người lái xe lúc say

Cư dân mạng ủng hộ nhiệt tình

Trước những hình ảnh ghi lại bàn tiệc không hề có rượu bia, cư dân mạng đã để lại rất nhiều bình luận ủng hộ, cho rằng cứ thế này thì chẳng ai lo bị phạt, mà những sự cố đau lòng cũng chẳng thể xảy ra. Cùng xem qua một vài bình luận của cư dân mạng nhé:

Bàn nhậu ngày cuối năm chỉ nước ngọt thay bia rượu thì sợ gì bị phạt

 
Một số bình luận của dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình).
Một số bình luận của dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình).

- “Làm vậy được đấy chứ, đỡ lo bị phạt mà còn an toàn cho bản thân”.

- “Tiệc tùng cuối năm mà không có hơi men thì mất vui, cứ uống rồi bắt xe ôm về có sao”.

- “Cứ vậy có phải hơn không, đỡ nhậu nhẹt say be bét khổ vợ khổ con”.

- “Thế này cũng tốt, vừa đỡ lo bị phạt ại không say xỉn gây tai nạn”.

- “Uống nước ngọt nhiều cũng đâu có tốt, muốn lành mạnh là nước lọc ấy”.

- “Hạn chế được thì tốt còn muốn uống rượu bia thì xác định thuê taxi, xe ôm chở về, chuyện đơn giản có gì đâu phải loạn lên”.

 
Giờ cánh mày râu đi tiệc cũng chỉ uống nước ngọt thôi nhé! (Ảnh: GTG).
Giờ cánh mày râu đi tiệc cũng chỉ uống nước ngọt thôi nhé! (Ảnh: GTG).

>> Có thể bạn chưa xem: Từ 1/1/2020, ra tạp hóa mua bia phải mang giấy tờ tùy thân có dán ảnh

Mức phạt cỡ nào khiến người điều khiển phương tiện giao thông phải e ngại với rượu bia?

Để người điều khiển phương tiện giao thông phải e ngại với rượu bia đến nỗi tiệc tùng cũng chỉ uống nước ngọt như trong loạt ảnh trên, có lẽ cũng nhờ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được ban hành và áp dụng từ đầu năm nay.

 
Nghị định mới sẽ xử lý nghiêm trường hợp sử dụng rượu bia khi lái xe. (Ảnh: Thanh Niên).
Nghị định mới sẽ xử lý nghiêm trường hợp sử dụng rượu bia khi lái xe. (Ảnh: Thanh Niên).

Cụ thể, theo nghị định này, người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100ml máu hoặc mức cao nhất là vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 22 đến 24 tháng.

Với người điều khiển xe máy, nếu cơ thể có nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 6 đến 8 triệu, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 22 đến 24 tháng. Còn với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ, khi đo được nồng độ cồ sẽ bị phạt từ 400 đến 600 ngàn đồng.  

 
Việc kiểm tra nồng độ cồn được thực hiện qua phương pháp đo ống thở. (Ảnh: VnReview).
Việc kiểm tra nồng độ cồn được thực hiện qua phương pháp đo ống thở. (Ảnh: VnReview).

Được biết, từ ngày 1/1/2020, khi nghị định mới được áp dụng thì đã có khá nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông bị xử lý nghiêm, phạt nặng khi phát hiện có nồng độ cồn trong cơ thể. Trường hợp nặng nhất khiến dân mạng xôn xao đó là pha xử phạt tại km188+300 cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình.

Theo đó, nam tài xế được yêu cầu thổi nồng độ cồn và qua kiểm tra cho thấy người này có nồng độ cồn lên đến 0,719 mg/l khí thở, vượt mức cao nhất trong khung xử phạt về vi phạm nồng độ cồn là 0,4 mg/l khí thở.

Người đàn ông này sau đó đã bị phạt 35 triệu đồng, kèm theo đó là bị tước giấy phép lái xe trong vòng 23 tháng. Đây là trường hợp khiến dân tình xôn xao và thêm e dè hơn trong việc sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông.

Bàn nhậu ngày cuối năm chỉ nước ngọt thay bia rượu thì sợ gì bị phạt

Bàn nhậu ngày cuối năm chỉ nước ngọt thay bia rượu thì sợ gì bị phạt

 
Mức phạt nặng nên chẳng khó hiểu khi dân tình giờ chọn uống nước ngọt thay vì rượu bia trong các bữa tiệc. (Ảnh: FB: Đ.H.P, L.T.T, N.H.T). 
Mức phạt nặng nên chẳng khó hiểu khi dân tình giờ chọn uống nước ngọt thay vì rượu bia trong các bữa tiệc. (Ảnh: FB: Đ.H.P, L.T.T, N.H.T). 

>> Xem thêm: Từ ngày 1/1/2020 sẽ nghiêm cấm xúi giục, lôi kéo uống rượu bia

“Đã uống rượu bia thì không lái xe”, câu nói này đã được nhiều người dân thuộc nằm lòng, thế nhưng từ đầu năm nay, nó đã được thực hiện nghiêm túc hơn kể từ khi nghị định mới được áp dụng. Hi vọng trong những bữa tất niên và cả dịp Tết năm nay, người dân sẽ nghiêm túc chấp hành việc không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông và nếu có thể hãy cân nhắc việc uống nước ngọt hoặc nước lọc trong các bữa tiệc như loạt ảnh trên nhé!

Cùng đón đọc những tin tức mới nhất từ YAN nha!

SỬ DỤNG RƯỢU BIA SAU BAO LÂU MỚI ĐƯỢC LÁI XE?

Ai cũng biết việc không được lái xe sau khi uống rượu bia, song chẳng mấy ai rõ phải mất bao lâu người sử dụng đồ uống có cồn mới được phép lái xe.

Được biết, theo số liệu từ Trung tâm điều trị nghiện - American Addiction Centers thì lượng cồn trong rượu bia có thể đo được trong cơ thể nhiều nhất sau 90 ngày.

Cụ thể, người ta có thể đo ra lượng cồn trong máu sau 6 giờ, từ 12 đến 24 tiếng trong hơi thở, nước bọt và nước tiểu, thậm chí là sau 90 ngày khi xét nghiệm trên tóc.

Do cảnh sát giao thông hiện tại thường kiểm tra nồng độ cồn bằng phương pháp đo ống thở nên sau 24 giờ sử dụng rượu bia, người điều khiển phương tiện giao thông vẫn bị phát hiện và xử phạt.

Bởi vậy, nếu đã sử dụng đồ uống có cồn, tốt hơn hết người lái hãy chú ý hơn đến thời gian lượng cồn còn tồn tại trong cơ thể bởi không phải cứ không say là không đo ra được lượng cồn đâu nhé.

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!