Hẳn mấy ngày nay, một đoạn clip xuất hiện trên mạng nội dung là một nhóm người đứng xoay quanh một mâm cúng và rồi giật lấy giật để, tranh nhau những thứ đồ ăn có trên đó một cách rất hỗn loạn và thậm chí còn không ngại xô đẩy, chen lấn nhau. Tục “giựt cô hồn” chắc không còn lạ gì với chúng ta, nhưng bạn có biết ý nghĩa của tục lệ này và vì sao người ta lại hành xử với nhau một cách vô tổ chức, mọi rợ như thế?
Theo dân gian kể lại rằng, ý nghĩa rằm tháng 7 sinh ra là để giúp đỡ, bố thí cho những linh hồn chết bờ chết bụi, không nơi quay về (hay còn gọi là ma đói). Vậy thì tại sao lại có tục giựt cô hồn? Với ý nghĩa bố thí cho ma đói để chúng không quấy nhiễu gia chủ làm ăn thì việc có người giựt cô hồn sẽ giúp gia chủ lấy những điều xui xẻo, không may mắn đi. Từ đó mà tục giựt cô hồn ra đời.
Nhiều người còn sẵn sàng chuẩn bị đồ nghề giựt cô hồn rất chuyên nghiệp.
>> Bài viết liên quan đến THÁNG CÔ HỒN: Tháng “cô hồn”: Nhộn nhịp mua bán "bùa ngải"
Ngoài ra, cứ đến tháng cô hồn thì không khí trở nên ảm đạm hơn nên người ta thường hạn chế đi đêm vì lo rằng sẽ bị âm binh, cô hồn quấy nhiễu. Việc giựt cô hồn làm cho không khí đông vui hơn, đặc biệt là trẻ em sẽ có thêm những món đồ ăn vặt.
Nhiều người quan niệm rằng đây là một điều xui xẻo vì giựt cô hồn là giành giật đồ ăn với ma sẽ bị ma theo. Tuy nhiên, quan niệm trên có phần tiêu cực bởi vì giựt cô hồn cũng là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người việt với ý nghĩa nhân văn. Việc ăn đồ sau khi giựt cô hồn là chuyện hết sức bình thường. Không có chuyện giựt cô hồn là giựt đồ của ma.
"Ở Sài Gòn người ta quan niệm khi cúng cô hồn thì phải có người đến giật mới hên. Vì vậy đang cúng mà có người bưng cả mâm đi gia chủ cũng không nói gì" - Một độc giả chia sẻ
Một người đang hài lòng với "chiến lợi phẩm" sau buổi giựt cô hồn.
"Tôi thấy nhiều bạn chỉ trích người đi "giật cô hồn" là tham ăn, tội nghiệp, không biết xấu hổ... Còn tôi lại thấy đó là hoạt động vui của hàng năm. Cũng giống như không có pháo thì mất đi cái chất của ngày Tết, không có "cô hồn sống" giật thì mất cái chất của ngày rằm tháng 7 Âm lịch".
Trước đây, tục lệ này vốn chỉ có trẻ em tham gia.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Hàng trăm người đạp cả lên nhau để giật lễ cúng cô hồn tại quận 5, Sài Gòn
- Nhóm thanh niên giật tiền cúng cô hồn chuyển thành đánh nhau
Ngày nay, kinh tế phát triển, việc giựt cô hồn cũng trở nên “có điều kiện” hơn xưa khi nhiều gia chủ khá giả chọn cách dùng tiền thực hiện việc này. Điều đó dẫn đến việc không chỉ riêng trẻ em tham gia vào hoạt động này mà còn có cả người lớn. Họ tranh giành để có được nhiều tiền nhất có thể làm nét đẹp văn hóa này có phần nào bị biến tướng.
Tuy nhiên, thời đại phát triển, đó trở thành hoạt động của mọi lứa tuổi.
Trên thực tế có rất nhiều vụ việc tranh giành lộc cúng khiến chúng sinh dẫn đến những đụng độ không đáng tiếc. Chính vì thế nếu tham gia vào giựt cô hồn hãy là một người văn minh để nó trở thành những truyền thống đẹp của dân tộc ta.