Bắc Cực thủng tầng ozone: Kích thước lớn hơn nhiều so với Nam Cực

09:00 12/04/2020

Tác động ngoại cảnh của con người lên Trái Đất đã khiến cho tầng ozone ở bầu khí quyển xuất hiện những lỗ hổng khó chữa lành. Đây là điều khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm và nỗ lực cố gắng giảm thiểu tác động nguy hại cho Trái Đất càng nhiều càng tốt.

Nói một cách may mắn thì dịch Covid-19 xuất hiện đã gián tiếp giúp "vá lành" một phần lỗ hổng ở tầng ozone Nam Cực. Tuy nhiên bằng một cách nào đó mà ở phía Bắc Cực lại xuất hiện một lỗ thủng lớn nhất trong gần 4 thập kỷ trở lại đây.

 
Lỗ hổng ở tầng ozone Bắc Cực khiến nhiều nhà khoa học lo lắng. (Ảnh: IFL Science)
Lỗ hổng ở tầng ozone Bắc Cực khiến nhiều nhà khoa học lo lắng. (Ảnh: IFL Science)

Bắc Cực xuất hiện lỗ hổng ozone lớn chưa từng thấy

Theo Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS), các nhà khoa học đã phát hiện ra điểm bất thường mới ở Bắc Cực: Một lỗ hổng tầng ozone đã xuất hiện sau gần 40 năm họ quan sát tầng ozone của Trái Đất. Thông thường chỉ có ở Nam Cực mới hình thành lỗ hổng tầng ozone đều đặn hàng năm, tuy nhiên lần này, phía Bắc Cực cũng xuất hiện một lỗ thủng có kích thước lớn chưa từng thấy đã khiến các nhà khoa học lo lắng về sự an nguy của Trái Đất trong thời gian tới đây.

 
Cực Bắc xuất hiện lỗ hổng tầng ozone khiến nhiều người lo lắng. (Ảnh: NASA)
Cực Bắc xuất hiện lỗ hổng tầng ozone khiến nhiều người lo lắng. (Ảnh: NASA)

Sở dĩ phía Bắc Cực hình thành lỗ hổng đã được các nhà khoa học đặt ra hai giả thiết: Một là nhiệt độ ở Bắc Cực xuống thấp đột biến tạo ra một cơn xoáy cực làm giảm lượng ozone trong tầng bình lưu, tạo điều kiện cho lỗ hổng xuất hiện. Hai là vẫn tồn tại các hoá chất công nghiệp có tính phá huỷ tầng ozone như brom, clo trong khí quyển đã gây ra hiện tượng báo động này. Tầng ozone có tác dụng ngăn cách bực xạ cực tím từ Mặt trời xuống Trái Đất, tuy nhiên những lỗ hổng này sẽ càng khiến cho tình hình tồi tệ hơn vì lớp bảo vệ đã ngày một yếu đi và xuất hiện với nhiều "vết thương" lớn.

>> Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm không khí của TQ giảm mạnh vì Covid-19 nhưng nay đã tăng trở lại

Lỗ hổng ozone ở Nam Cực đang ngày càng thu hẹp lại

Theo NASA, trong khi ở vùng cực Bắc, lỗ hổng ozone xuất hiện với kích thước to chưa từng có thì phía Nam Cực lại đón nhận tin vui tầng ozone ở khu vực này đang thu hẹp lại đáng kể. Nguyên nhân là do sự giảm thiểu ô nhiễm không khí, những hoá chất công nghiệp được hạn chế tối đa nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến môi trường sống của Trái Đất.

 
Ngược lại, ở phía Nam Cực, lỗ hổng tầng ozone vừa thu hẹp lại đáng kể. (Ảnh: Pinterest)
Ngược lại, ở phía Nam Cực, lỗ hổng tầng ozone vừa thu hẹp lại đáng kể. (Ảnh: Pinterest)

Tầng ozone có dấu hiệu hồi phục, nhưng tất cả chỉ là tạm thời bởi cả thế giới đang gồng mình lên chống lại đại dịch Covid-19. Các khu công nghiệp đang tạm dừng hoạt động một thời gian đã giúp cho tầng ozone như được "tái sinh", lỗ hổng thu hẹp lại nhưng liệu sau khi Covid-19 qua đi, cuộc sống của con người lại trở về guồng quay bình thường thì liệu hoá chất công nghiệp có còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng bình lưu, nơi có các lá chắn ozone đang làm nhiệm vụ ngăn chặn bức xạ nhiệt tác động tới Trái Đất hay không?

 
Theo Liên Hợp Quốc, tầng ozone có thể sẽ phục hồi vào năm 2060. (Ảnh: Pinterest)
Theo Liên Hợp Quốc, tầng ozone có thể sẽ phục hồi vào năm 2060. (Ảnh: Pinterest)

>> Xem thêm: Tầng Ozone của Trái Đất đang cho thấy dấu hiệu hồi phục

Sự quan trọng của tầng ozone trong việc bảo vệ trái đất

Tầng ozone hay còn được gọi là lớp ozone, lá chắn ozone ở tầng bình lưu Trái Đất đã đảm nhiệm vai trò hứng chịu đến 99% các bức xạ tia cực tím từ Mặt trời, giúp cho bề mặt Trái Đất cũng như các sinh vật sống hạn chế tối đa nhất sự tiếp xúc với tia cực tím nguy hiểm kia. Nếu không có tầng ozone, con người và những sinh vật sống trên Trái đất sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ bức xạ cực tím của Mặt trời.

 
Hình ảnh mô phỏng lỗ hổng tầng ozone ngoài Trái Đất. (Ảnh: Inversos Latam)
Hình ảnh mô phỏng lỗ hổng tầng ozone ngoài Trái Đất. (Ảnh: Inversos Latam)

Tầng ozone xuất hiện những lỗ hổng là do hoá chất công nghiệp tích tụ trong vài chục năm qua đã phá vỡ đi lớp lá chắn dày. Tuy nhiên lỗ hổng xuất hiện ở phía Bắc không gây nguy hiểm trừ khi nó di chuyển xuống dần về phía Nam. Lúc này đây thì phía nam Greenland - nơi tập trung đông cư dân sinh sống sẽ đối mặt với hiện trạng bị cháy nắng từ tia cực tím. Họ vẫn có cách bảo vệ bản thân là bôi kem chống nắng nhưng điều này chắc chắn sẽ gây bất tiện thời gian tới.

>> Có thể bạn quan tâm: Hình chụp vệ tinh cho thấy ô nhiễm không khí tại Ý giảm đáng kể hậu Covid-19 bùng phát​

Lỗ hổng ở phía cực Nam đang thu hẹp lại, tuy nhiên thì những hoá chất công nghiệp tác động lên nó sẽ phải mất hàng thập kỷ mới có thể tan biến khỏi bầu khí quyển. Vì vậy, con người cần phải thực hiện giảm tải các hoá chất vào bầu khí quyển ngay từ hôm nay.

Cùng cập nhật thêm nhiều thông tin tại YAN nhé!

Thông tin từ Tạp chí khoa học đa ngành Nature (Anh), The Guardian, NASA, The Wikipedia.

Về tầng ozone của Trái Dất

Ngày 16/9 hàng năm là ngày quốc tế bảo tổn tầng ozone cho Liên hợp quốc (UN chỉ định)

Lớp ozone chủ yếu nắm phần dưới của tầng bình lưu, từ khoảng 15km đến 35km trên Trái Đất với độ dày theo đổi dặc biệt là theo mùa và địa lý.

Vai trò chính của tầng ozone là bảo vệ sinh vật sống trên Trái Đất bằng các hút các tia cực tím từ Mặt trời.

Hàng thập kỷ trở lại đây, ở phía Nam liên tục xuất hiện các lỗ hổng tầng ozone do chịu tác động trực tiếp từ hoá chất công nghiệp gây ra.