Bà nội lấy chồng, cậu bé sống côi cút trên núi: Tự đi nhận thi hài cha

12:10 22/11/2019

Ở cái tuổi lên 10, lẽ ra cậu bé Đặng Văn Khuyên (học sinh lớp 5D, trường tiểu học Thành Long, Hàm yên, Tuyên Quang) phải được cha mẹ chăm sóc, được đến trường vui chơi thì trái lại, em có một tuổi thơ vất vả mà ngay đến người lớn có lẽ cũng không chịu nổi.

>>Đọc thêm: Cụ bà ngoài 60 tuổi vượt nghìn cây tìm mẹ ruột cho con nuôi

Tuổi thơ bất hạnh, người thân lần lượt bỏ đi

Năm lên 4 tuổi, mẹ Khuyên bỏ em mà đi. Xót xa hơn nữa là cả hai bên nội ngoại đều nhất quyết không nhận em, họ nói rằng họ không cần phải có trách nhiệm với cuộc đời em. Vậy là em sống cùng bà nội. Khoảng thời gian ấy cũng chỉ kéo dài thêm mấy năm nữa. Đến năm 2018, bà nội em đi lấy chồng ở Yên Bái thỉnh thoảng mới về thăm em.

Tuy có 2 bác sống gần Khuyên nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chẳng ai nuôi dưỡng được em. Em sống một mình và vẫn mong mỏi một ngày nào đó bố của em sẽ về với em. Được biết, bố Khuyên đi làm xa từ khi em mới lên 2. Kể từ ngày ấy, bố em chỉ về thăm nhà 1 lần rồi biến mất, cũng không gửi tiền về chăm sóc em.

 
Ở cái tuổi lên 10, Khuyên tự lập mọi thứ (Ảnh: Đời sống Plus)
Ở cái tuổi lên 10, Khuyên tự lập mọi thứ (Ảnh: Đời sống Plus)

 
Khuyên sống một mình, không có ai để dựa vào (Ảnh: Đời sống Plus)
Khuyên sống một mình, không có ai để dựa vào (Ảnh: Đời sống Plus)

Cầm 10 triệu một mình đi nhận thi thể cha

Dù đã lâu cha không về nhưng em vẫn tin rằng một ngày nào đó mong ước của em sẽ xảy ra. Nào ngờ ngày 15/11 vừa qua, một tin sét đánh ngang tai đã cướp đi hy vọng cuối cùng của Khuyên. Em nhận được tin bố qua đời trên cửa khẩu Lạng Sơn khi đang ở lớp học.

Bố bỏ đi từ khi còn nhỏ nên em chẳng nhớ nổi mặt cha mình nhưng em vẫn quyết lên đường tìm cha. Khuyên xin nghỉ học, cầm trong tay 10 triệu đồng được quyên góp từ các thầy cô lên Lạng Sơn đưa thi thể bố về lo liệu đám tang.

>>Xem thêm: Ước mơ nhỏ bé của ông cụ bán bong bóng khiến ai cũng ngỡ ngàng

 
Một mình Khuyên đi nhận thi hài cha (Ảnh: Đời sống Plus)
Một mình Khuyên đi nhận thi hài cha (Ảnh: Đời sống Plus)

Ngày tiễn đưa cha, em khóc nghẹn không thành tiếng. Tất cả mọi thứ của em vậy là mất hết. Niềm tin, hy vọng... bỗng chốc tan thành mây khói. Trước đây dù vẫn chỉ có một mình nhưng em vẫn còn niềm tin để bấu víu nhưng nay em chính thức cô đơn, em sẽ phải tự bươn trải, mưu sinh để tồn tại.

Không muốn nhận giúp đỡ

Tuổi thơ liên tiếp những bất hạnh nhưng theo lời thầy cô giáo của Khuyên thì em rất ngoan và chăm học. Dù nắng hay mưa em cũng không nghỉ học, tự vươn lên làm tất cả mọi thứ.

Những lúc không phải lên lớp, Khuyên thường lên rừng hái măng, gạo thì được hàng xóm, thầy cô giúp đỡ. Em sống qua ngày trong sự thiếu thốn từ cái ăn đến cái mặc, đến nơi ở của em cũng không được tử tế. Căn nhà mái tranh cũ kĩ, xung quanh là những liếp tre, nứa... chỉ trực đổ.

 
Cô Nga và Khuyên (Ảnh: Đời sống Plus)
Cô Nga và Khuyên (Ảnh: Đời sống Plus)

Cô Phạm Thị Nga (giáo viên chủ nhiệm của em) tâm sự trên Doisongplus: "Thương em ấy lắm, mẹ thì như vậy, bố mất rồi. Khi tôi gặng hỏi có nhớ bố không, Khuyên lí nhí bảo có. Tôi cũng có trao đổi với bà nội sao không đón cháu đi cùng thì bà bảo, ông chỉ nuôi được bà không nuôi được cháu".

Chiếc xe đạp hàng ngày theo Khuyên đi học cũng là do cô Nga xin cho em vì nhà em cách trường đến 20km. Cuộc sống của Khuyên giờ đây không chỉ thiếu thốn tình cảm mà ngay đến vật chất em cũng chẳng có gì. May mắn là tiền học phí em được miễn, còn sách vở thì cô giáo mượn giúp em.

>>Đọc thêm: Câu chuyện về cậu bé can đảm sống 700 đêm cô quạnh giữa nghĩa địa và hành trình tìm thấy hạnh phúc

Nhìn bữa cơm của em mà ai cũng phải nhói lòng. Chẳng có gì ngoài măng chấm muối ớt. Nhưng theo cô Nga "có măng là còn tươm" bởi nhiều hôm em chỉ có cơm không để ăn. Nhiều người biết đến câu chuyện của em đã bày tỏ mong muốn được giúp đỡ em, thậm chí nhận nuôi nhưng cậu bé nói rằng em đã tự lập được nên không muốn đi.

 
Căn nhà chẳng có gì của Khuyên (Ảnh: Đời sống Plus)
Căn nhà chẳng có gì của Khuyên (Ảnh: Đời sống Plus)

Thương em và cảm phục em vô cùng!

Câu chuyện của em sau khi được chia sẻ đã nhận được sự đồng cảm từ CĐM. Ai cũng thương xót em vì quá nhỏ đã phải trải qua những điều cay đắng đến thế. Ở cái tuổi của em, tự đi học đã là khó vậy mà em một mình vượt hàng trăm cây số đến để nhận thi hài cha. Em vẫn tin rằng cha sẽ trở về, em sẽ được đoàn tụ trong tình thương yêu, nào ngờ lần đoàn tụ ấy lại là lần cuối cùng em được gặp cha.

 
Chiếc xe đạp được cô giáo xin về cho em đi vì nhà em cách trường 20km (Ảnh: Đời sống Plus)
Chiếc xe đạp được cô giáo xin về cho em đi vì nhà em cách trường 20km (Ảnh: Đời sống Plus)

Thương em, người ta lại giận những người đã bỏ mặc em. Từ họ hàng đến người bà nội gần gũi với em nhất. Giá như họ chỉ cần bao dung một chút, đồng cảm với em một chút thì có lẽ em đã không phải cơ cực đến thế!

Một mình sống giữa núi rừng, trong căn nhà rách, dù em có mạnh mẽ đến đâu thì cũng chỉ là đứa trẻ, em cần tình thương, sự chăm sóc từ người thân của mình. Có lẽ chính hoàn cảnh đã tôi luyện em khiến em trở nên mạnh mẽ. Dù nghèo, dù khổ nhưng em vẫn muốn tự lập bằng đôi chân của mình. Chẳng mong gì hơn ngoài việc em sẽ luôn mạnh khỏe và gặp may mắn trong cuộc sống. Hãy mở lòng đón nhận những điều tốt đẹp Khuyên nhé! Vì còn rất nhiều người thương em, cuộc sống tươi đẹp đang chờ em phía trước!

Còn bạn, bạn nghĩ sao về cậu bé Khuyên. Hãy chia sẻ cùng YAN tại chuyên mục đời sống nhé!

Nghèo khổ nhưng không trở nên ích kỷ. Đó là câu chuyện về cậu bé Rommel Quemenales (11 tuổi), sống tại thành phố Quezon ở Philippines. Mỗi ngày cứ xin được đồ ăn, Rommel đều chia sẻ cho người bạn thân thiết nhất của mình là một chú chó. Cuối cùng cái kết tuyệt vời đã đến với em...>>Đọc thêm!