Phố đi bộ lúc gần nửa đêm lác đác vài ba hàng quán, lướt qua lại cũng chỉ còn những người lao công lo đẩy chiếc xe rác nặng nề dọn dẹp kịp về nghỉ ngơi. Giữa cảnh người hiu quạnh như vậy, chúng tôi bỗng phát hiện ra "3 bà cháu", một cậu bé 12 tuổi đi cùng cụ bà đã ngoài 60 và người bạn 4 chân tên là Lucky đang nằm co ro trên nền đất lạnh.
Bà Mai Thị Kim Hoàng nay đã 62 tuổi nhưng có lẽ số phận chưa muốn cho người phụ nữ già một chốn an bình để vui vầy lúc xế chiều, được con cái phụng dưỡng và quây quần bên cháu chắt. Do tình hình dịch giã khó khăn, không có tiền thanh toán cho chủ nhà trọ, bà cùng người cháu phải bôn ba ngoài đường nhặt ve chai, mong kiếm từng đồng tiền quý giá sống qua ngày.
Vì thiếu tiền chủ nhà trọ, người bà của "hai đứa cháu" phải ra đường nhặt ve chai kiếm sống.
Bên cạnh bà Hoàng là bé Bin, em bị ba mẹ bỏ rơi từ khi mới sinh ra. Bin lúc 2 tuổi đã phải đi kiếm cơm cùng bà bằng nghề nhặt ve chai. Dù cháu mình bị chính cha mẹ ruột bỏ rơi nhưng khi được hỏi đến, người phụ nữ khắc khổ chỉ rưng rưng nói rằng “Con nó làm vậy thì thôi chứ bà cũng không muốn nói xấu con cái”. Rồi bà cười trừ: "Coi như không có nó đi, hai bà cháu sống được rồi".
Dù phải tự mình nuôi cháu vì cha mẹ bỏ rơi, bà cũng chỉ cười trừ cho qua mà không đành lòng trách con cái.
Rõ ràng chẳng có bậc làm cha mẹ nào lại muốn từ bỏ con mình mà vui vẻ cả. Đằng sau nụ cười gượng đó có lẽ chỉ là sự kìm nén, cố gắng để lạc quan hơn mà sống. Dường như bà không muốn cuộc nói chuyện với chúng tôi bị chùng xuống bởi nỗi buồn.
Cứ như vậy dù mang trong người nhiều căn bệnh, 2 bà cháu vì nợ tiền nhà mà phải rong ruổi khắp nơi, lấy nền đất làm chỗ ngồi và mái che của các tòa nhà, các trạm xe làm chỗ che nắng che mưa.
Không muốn phải mắc nợ chủ nhà nên dù đã lớn tuổi, lại mang nhiều bệnh, bà vẫn tự ra ngoài kiếm sống.
Bà chỉ tiếc nuối khi không thể có đủ điều kiện để bé Bin được ăn học đàng hoàng mà phải dừng lại khi mới lớp 3, không được học hành vui chơi như bao đứa trẻ khác. "Người này khinh, người kia khinh cũng tủi thân lắm, nếu mình có tiền trả tiền nhà thì mình đâu có khổ" - bà Hoàng vừa nói vừa rưng rưng nước mắt.
Bé Bin phải dừng lại khi mới học tới lớp 3, cũng là điều tiếc nuối nhất đối với bà Hoàng.
Người ta có thể cảm thấy hoàn cảnh của bà là cơ cực, vất vả nhưng trên môi người phụ nữ nhặt ve chai dường như không khi nào mất đi nụ cười. Bà lão nhẹ nhàng vuốt ve chú chó, vừa cười vừa dí dỏm kể về những điều lạc quan trong cuộc sống. Bà nhìn xuống "đứa cháu bốn chân", trách yêu anh bạn này cứ mỗi khi bà đang lượm ve chai là lại trốn đi chơi.
"20 triệu cũng không bắt được đâu vì nó là bạn của tui rồi" - bà cụ vừa bộc bạch vừa vuốt ve người bạn cùng nụ cười hiền hậu.
"Giờ có trả 20 triệu cũng không bắt được nó đâu, nó là bạn của tui rồi". Nụ cười của bà lão rạng ngời khi kể về chú chó mà bà xem như bạn của mình.
"Đứa cháu 4 chân" - Lucky của bà Hoàng từng được nhiều người hỏi thăm muốn mua lại nhưng bà vẫn nhất quyết giữ nó như một người thân bên cạnh mình.
Người ta nói rằng con người trong lúc khốn khó thường hay trở nên tha hóa, đánh mất đi thiện tâm, nhưng dường như điều đó đã không xảy ra đối với bà Hoàng. Phải chịu cảnh không nhà cửa, không có con cái chăm lo, nhưng bà tuyệt nhiên không có lấy một lời trách cứ bất cứ ai, vẫn tự cố gắng kiếm sống, nuôi cháu trai bằng chính sức của mình.
Trên những nẻo đường đêm Sài Gòn, bà Hoàng, bé Bin cùng chú chó Lucky vẫn cặm cụi bước, có nhau dù khó khăn, kham khổ.
Hỏi về ai bà cũng nói tốt về họ, bà không trách con cái, cũng không trách số phận, lâu lâu chỉ mong muốn trúng được tờ vé số vậy là vui lắm rồi. Dù đã có biết bao biến cố diễn ra trong cuộc đời nhưng bà vẫn giữ cho mình sự lạc quan.
Chỉ hy vọng bà luôn vui vẻ như vậy và Bin cùng Lucky cũng sẽ luôn đồng hành cùng bà bước qua những khó khăn sóng gió.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ VỢ BỎ CƯU MANG 30 CHÚ CHÓ NHỎ
Vốn cứ tưởng rằng việc nuôi một loài động vật chỉ là yêu thích nhưng đâu đó lại có một người đàn ông già cưu mang, chăm sóc tận 30 chú chó nhỏ khiến không ít người tò mò về cuộc sống của "ông bụt" này. Tôi đến gặp chú ở ngôi nhà nhỏ tại ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi mà ngạc nhiên, nhà chỉ vỏn vẹn cái võng và chiếc ghế bố vậy mà thành viên trong nhà lại "đông đảo" như thế .